Để tạo ra một sản phẩm hoạt hình công phu và hoàn chỉnh, người làm phim cần phải xây dựng và đi theo một quy trình làm việc từ cơ bản cho đến chuyên môn cao. Để chắc trong từng khâu thực hiện, mỗi bước trong quy trình làm phim chính là mỗi mắt xích quan trọng có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Nhằm xác định đúng ý tưởng và các công việc cần làm, đồng thời định hình được tác phẩm ban đầu của mình thì Animatic đã được ra đời.
Vậy Animatic là gì? Vai trò của Animatic trong sản xuất phim hoạt hình như thế nào? Hãy cùng Sconnect Academy tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
Animatic là gì?
Để trả lời cho câu hỏi “Animatic là gì”, chúng ta cần hiểu là: Animatic là một loại video ngắn dùng để trình bày một ý tưởng, kịch bản của một sản phẩm hoạt hình. Nó được tạo ra ở giai đoạn tiền kỳ hậu (Pre – Production), là video diễn hoạt đơn giản từ những hình ảnh phác thảo của Storyboard. Animatic giúp căn chỉnh thời lượng nhằm để nhà sản xuất hoặc khách hàng xem trước một bộ phim hoạt hình, video game hoặc show.
Animatic thường được tạo ra trong quá trình sản xuất để kiểm tra việc chuyển động, phối hợp âm thanh, tốc độ và các yếu tố khác của tác phẩm hoạt hình trước khi tiến hành sản xuất hoàn chỉnh.
Công việc chính của các họa sĩ Animatic xác định và dự trù thời gian cần thiết trong mỗi cảnh quay diễn hoạt và sự chuyển động giữa từng khung hình đó. Các chuyên viên diễn hoạt và các sản xuất tại studio sẽ sử dụng Animatic để đảm bảo nhịp độ của cảnh diễn sẽ diễn ra sao cho thật linh hoạt, mượt mà và dễ dàng chỉnh sửa trước khi đi vào sản phẩm chính thức.
Điều này sẽ giúp các nhà sản xuất tiết kiệm rất nhiều ngân sách, thời gian và công sức làm việc.
Vai trò cần thiết của animatic là gì?
Các dự án hoạt hình (Animation) ngắn, phim ảnh hoặc chương trình truyền hình khi sản xuất sẽ được phân thành các khung cảnh nối tiếp nhau và được thể trong các Storyboard. Điều này giúp các Họa sĩ Storyboard định hình tác phẩm theo hướng kích thích thị giác.
Thông thường, các dự án ngắn chỉ cần sử dụng Storyboard, nhưng đối với các sản phẩm dài, có thời lượng lớn hơn một phút thì giai đoạn tiền sản xuất (Pre – Production) và xây dựng dự trù thời lượng và khối lượng công việc cần làm rất quan trọng. Đây chính là điểm khác biệt lớn của Animatic so với Storyboard trong vai trò sản xuất phim.
Dựa theo Animatic, bạn có thể lập kế hoạch xây dựng một một cảnh nhưng việc cần làm như:
– Thời gian và số lượng công việc cần thiết để diễn hoạt trong Animatic là gì?
– Cần bao nhiêu học sĩ thực hiện dự án?
– Ngân sách cần thiết và thực tế cho dự án là bao nhiêu?
– Làm thế nào để phân chia công việc của các cảnh quay cho đội ngũ diễn hoạt một cách hợp lý?
– Dự án có đáp ứng được thời lượng bắt buộc cho sản phẩm cuối?
Animatic có vai trò cực kì quan trọng trong sản xuất một câu chuyện hoàn hảo với nhịp điệu mạch lạc và tự nhiên. Trước khi bắt đầu diễn hoạt chính thức, Animatic giúp chúng ta nhận ra những thiếu sốt trong chuyển động của từng cảnh quay nếu xảy ra tình trạng lỗi, thiếu mượt mà.
Ngoài ra, Animatic còn cho phép các đạo diễn và biên tập viên có cái nhìn tổng quát về dự án và cân nhắc những chỉnh sửa cho một số cảnh hay không. Do đó, công việc này giúp tiết kiệm năng lượng và thời gian của đội ngũ sản xuất nếu họ phải làm việc trong một thời gian dài.
Điểm khác biệt giữa Animation & Animatic là gì?
Nếu Animatic là “bước sơ khai” cho từng chuyển động trong các cảnh quay thì Animation sẽ đóng vai trò là “người thổi hồn” vào tạo sức sống cho cho các vật thể trong tác phẩm.
Người làm Animation sẽ diễn hoạt cho vật thể những hành động sao cho trùng khớp với thời gian đã định và ý nghĩa câu chuyện đã được xây dựng trước đó ở Animatic.
Ví dụ: Trong khoảng thời gian 5s và 10s, cùng một nhân vật chạy ra ngoài người làm Animation nắm bắt thời gian ấn định mà người làm Animatic đã thực hiện trong giai đoạn tiền sản xuất để hiểu được hành động của nhân vật trong đó. Ngoài ra, các hành động, biểu cảm gương mặt cũng được diễn hoạt đúng yêu cầu của đạo diễn.
==> Nếu bạn đang quan tâm tới Animation đăng kí ngay: Khóa học 3D Animation và Khóa học 2D Animation
Điểm khác biệt giữa Animatic và Storyboard
Animatic và Storyboard là hai công cụ đồ hoạ quan trọng trong quá trình sản xuất các sản phẩm diễn hoạt.
Storyboard là bao gồm các các hình ảnh tĩnh được phác thảo nhằm diễn tả những tình tiết chính trong câu chuyện bao gồm: lời thoại, phác thảo nhân vật, ghi chú cần thiết được viết bên dưới mỗi khung truyện.
Animatic là tập hợp các khung hình Storyboard được diễn hoạt có thời lượng thành một phiên bản cực kỳ cơ bản của animation. Animatic được coi là một phiên bản tạm thời của phim hoạt hình hoặc video được tạo ra bằng cách sắp xếp các bức tranh storyboard theo thứ tự và kết hợp chúng với âm thanh, nhạc và hiệu ứng đặc biệt để tạo ra một phiên bản đầy đủ hơn của bộ phim.
Do đó, Animatic và Storyboard có mối liên kết không thể tách rời, chúng hỗ trợ và hoàn thiện lẫn nhau.
Đọc thêm: Storyboard là gì? Vì sao Storyboard rất quan trọng?
Điểm khác biệt giữa Animatic và Previz
Animatic và Previz đều là các công cụ được sử dụng trong sản xuất đồ họa và diễn hoạt (Aniamtion), hỗ trợ xây dựng và lập kế hoạch cho các cảnh quay, tuy nhiên, chúng có một số khác biệt như sau:
- Animatic là một phiên bản đầu tiên của một đoạn phim trong giai đoạn Pre – Production, được tạo ra bằng cách sử dụng các hình ảnh tĩnh hoặc động được đặt trên một đoạn audio. Nó giúp định hình ý tưởng của một cảnh hoặc phân đoạn cụ thể của một bộ phim. Tuy nhiên, tuy thuộc vào yêu cầu của từng dự án mà Animatic có thể không chứa bất kỳ thông tin chi tiết về chiếu sáng, màu sắc hoặc chi tiết kỹ thuật nào khác.
- Previz (hay còn gọi là Previsualization) là một công cụ quan trọng trong ngành công nghiệp 3D/ VFX. Nó được được sử dụng để tạo ra một phiên bản tương đối chính xác của một cảnh qua sử dụng các mô hình 3D, ánh sáng và hiệu ứng hình ảnh khác. Previz được sử dụng để lập kế hoạch và phân tích kỹ thuật cho các cảnh quay trong bộ phim trước khi bắt đầu sản xuất chính thức
Phần mềm phù hợp để tạo Animatic chất lượng
Chất lượng của Animatic tùy vào yêu cầu của đạo diễn và dự án thực hiện. Để có thể thể hiện được ý tưởng, canh thời lượng (timing) và khối lượng công việc, thử âm thanh, voice hay âm nhạc thì bạn có thể vẽ những khung hình đơn giản rồi dùng các phần mềm công cụ chuyên dụng như: After Effect, Photoshop, Premiere,… để làm chuyển động cho những khung hình đó.
Ngoài ra, đối với những dự án lớn như: Phim hoạt hình dài tập, TVC cần quay diễn viên thật, Animatic sẽ được đầu tư chỉnh chu từ khung hình vẽ chi tiết cho đến những chuyển động nhỏ và quan trọng. Animatic càng chính xác bao nhiêu thì việc trình bày ý tưởng câu chuyện sẽ càng trở nên dễ dàng và thuận lợi trong công việc sản xuất hơn bấy nhiêu.
Tổng kết
Bài viết trên đây đã giải thích cho bạn “Animatic là gì”, “Animatic nghĩa là gì” và vai trò quan trọng của nó trong quá trình sáng tạo, sản xuất các tác phẩm diễn hoạt (Animation). Hãy theo dõi thêm các thông tin đến từ Sconnect Academy để trang bị thêm những kiến thức quan trọng trong ngành hoạt hình nhé!
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO HOẠT HÌNH QUỐC TẾ SCONNECT
– Địa chỉ:
+) Hà Nội: Tòa nhà Toronto, ngõ 280 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
+) TP.HCM: 139 Hồng Hà, Phường 9, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
– Fanpage: https://www.facebook.com/sconnect.edu.vn
– Email: [email protected]
– Số điện thoại: 0961355069 – Ms. Huyen; 0963125612 – Ms. Nguyet: 0963. 125. 612