Hiện nay, ngành công nghiệp Hoạt hình đang phát triển với tốc độ “chóng mặt” và nhận được sự quan tâm nồng nhiệt của đông đảo công chúng, đặc biệt là các bạn trẻ. Các video hoạt hình (Animation) đã dần trở thành “món ăn” tinh thần hấp dẫn không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày, không hề thua kém so với các thước phim điện ảnh hay live-action đình đám.
Tuy nhiên, liệu bạn đã có thể hiểu rõ: Animation là gì? Hoạt hình là gì? Làm thế nào để bắt đầu bước chân vào ngành Animation? Nếu bạn có niềm đam mê với thế giới hoạt hình đầy sáng tạo này, bài viết dưới đây của Sconnect Academy sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên nhé!
Animation là gì?
Để trả lời cho câu hỏi “Animation là gì”, chúng ta cần phải hiểu: Animation là quá trình tạo ra các chuyển động liên tiếp bằng cách lấy các hình ảnh tĩnh đơn lẻ và sắp xếp chúng theo thứ tự phù hợp để tạo thành một hiệu ứng diễn hoạt. Hay nói một cách đơn giản hơn, Animation là thuật ngữ dùng để chỉ bất cứ hình thức nào khiến các vật thể đồ họa chuyển động trong khung hình.
Ngành Animation có điểm đặc biệt là thông qua các công cụ dựng phim và thiết kế; các hình ảnh được xây dựng một cách sống động và di chuyển mượt mà, linh hoạt trên màn ảnh.
Các hình ảnh hoạt hình này có thể được vẽ kỹ thuật số trên các công cụ phần mềm hay vẽ bằng tay hoặc chụp ảnh từ thực tế. Dưới sự phát triển của công nghệ hiện đại, các Animator có thể sản xuất các video hoạt hình 2D/ 3D với chất lượng và độ phân giải cao. Ngoài ra, các video này sẽ được sử dụng rộng rãi trong các bộ phim, quảng cáo, trò chơi điện tử và các sản phẩm truyền thông khác.
Nguồn gốc của Animation là gì?
Khái niệm “Animation là gì”, “Diễn hoạt là gì” vẫn còn là những kiến thức khá mới mẻ tại Việt Nam. Đây là lĩnh vực mới, nhưng xét trên toàn bộ sự phát triển của thế giới thì Animation đã là một thuật ngữ xuất hiện từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX – trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2. Ở giai đoạn đầu này, các hình ảnh diễn hoạt vẫn còn được xử lý khá đơn sơ, chưa được bắt mắt và sống động như hiện nay.
Animation được ứng dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực hoạt hình và được phát hiện lần đầu bởi James Stuart Blackton – nhà sản xuất phim người Mỹ gốc Anh. Năm 1900, ông đã tạo ra bộ phim hoạt hình đầu tiên có tên là The Enchanted Drawing, được thiết kế bằng kỹ thuật hoạt hình tĩnh và hoạt hình vẽ. Ông được coi là cha đẻ của ngành hoạt hình Mỹ.
Tuy nhiên, người đươc coi là cha đẻ của phim hoạt hình lại chính là Emile Cohl – họa sĩ hoạt hình người Pháp, người đã có công tạo ra bộ phim hoạt hình hoàn chỉnh đầu tiên vào năm 1908 mang tên Fantasmagorie. Tiếp bước với sự phát triển mạnh mẽ đó, vào năm 1928, Disney đã cho ra đời bộ Steamboat Willie – bộ phim hoạt hình đầu tiên có chuyển động hình ảnh với âm thanh đi kèm.
Hiện nay, bằng các phần mềm công nghệ hiện đại, Animation được thể hiện dưới nhiều dạng như 2D, 3D, Stopmotion,… đi kèm với nội dung, hình ảnh và âm thanh sống động với chất lượng cao. Tuy nhiên, nếu muốn dấn thân vào ngành Animtion, bạn vẫn cần phải nhìn về lịch sử truyền thống và bắt đầu học từ những điều cơ bản nhất.
Công việc của Animation là gì?
Animation là đang được coi là một trong nhưng ngành nghề được ưa chuộng nhất với các bạn trẻ có niềm đam mê hội họa và yêu thích nghệ thuật hiện nay.
Khác với các bộ phim điện ảnh, hoạt hình được tạo ra từ các nét chuyển động không nhờ vào máy quay chuyên dụng mà từ các hình thức sản xuất khác nhau như: vẽ tay, vẽ trên máy (digital art), mô hình, đồ họa 3D, cắt giấy, v.v… Điều đó cho thấy ngành công nghiệp Animation có nhiều cơ hội phát triển. Bên cạnh đó, kiến thức và kinh nghiệm về Animation được ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực như: thiết kế, công nghệ game, y học, quảng cáo,…
Ngoài trở thành một Animator (Họa sĩ hoạt hình), bạn có thể lựa chọn và cân nhắc một số nghề nghiệp tiêu biểu khác trong ngành Animation như:
- Chuyên viên StoryBoard
- Nghệ sĩ VFX (VFX Artist)
- Chuyên viên Rigging
- Chuyên viên thiết kế video Quảng cáo – marketing
- Chuyên viên Hậu kì
- Nghệ sĩ Stop Motion
- …
Các loại Video Animation phổ biến
Tùy vào từng mục đích và yêu cầu mà bạn có thể lựa chọn các phong cách xây dựng Animation khác nhau. Đi kèm với đó chính là các yêu cầu về thiết kế, kỹ thuật, chi phí, cũng như thời gian đầu tư vào từng sản phẩm là khác nhau:
2D Animation/ Animation truyền thống
2D Animation/ Animation truyền thống là dạng video được thực hiện bằng cách vẽ tay mọi khung hình trên giấy trong suốt bằng Xenlulo. Hiểu một cách đơn giản, đây là hình thức được kết hợp từ các hình họa dạng phẳng trong không gian 2D nhằm tạo chuyển động cho nhân vật và bối cảnh. Đây là một trong những kỹ thuật Animation truyền thống và cổ điển nhất, vẫn được ưa chuộng trong sản xuất video và phim ảnh bởi tính thuận tiện, linh hoạt của nó.
Một số bộ phim tiêu biểu: Wolfoo, Doraemon, Naruto, Pinocchio, Người đẹp và quái vật, Your Name, Spirited Away,…
Xem thêm: Nếu bạn đang muốn học làm phim hoạt hình, mà chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy đăng kí tham gia ngay >> Khóa học 2D Animation << của học hiện Sconnect. Sau khóa học bạn sẽ nhận được:
- Sử dụng thành thạo phần mềm MOHO và After Effect
- Xây dựng và kiểm soát nhân vật trên phần mềm MOHO
- Xây dựng, sáng tạo nhân vật hoạt hình
- Các thao tác điều phối ánh sáng, diễn hoạt của nhân vật
Với những kỹ năng trên bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các công ty hoạt hình, liên hệ ngay để nhận được tư vấn chi tiết.
3D Animation
3D Animation là phương thức sáng tạo video được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhằm tạo ra các chuyển động vật thể trên khung hình. 3D Animtion có mối liên hệ chặt chẽ với công nghệ CGI. 3D Animation có điểm nổi bật khác biệt so với các loại hình khác nằm ở chỗ: các hình ảnh được biểu hiện (Render) từ mô phỏng 3D dựng trên các công cụ phần mềm máy tính. Với công nghệ này, các vật thể trên video sẽ được thể hiện có chiều sâu, chân thực, sống động và gần gũi hơn.
Một số bộ phim tiêu biểu: Toy Story, Coco, Frozen, Up, Inside Out,…
Xem thêm: Cách làm phim hoạt hình 3D dành cho các “tín đồ” Animation
Motion Graphics (Đồ họa chuyển động)
Motion Graphics là phần đồ họa kỹ thuật số tạo chuyển động, có âm thanh đi kèm. Nó được áp dụng trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện, quảng cáo, thương mại,… Motion Graphics và Hoạt hình đều có điểm giống nhau là áp dụng 12 nguyên tắc Animationnhằm giúp hình ảnh trở nên tự nhiên và chân thực hơn với người xem.
Stop Motion
Stop Motion là một khái niệm khá bao quát, bao gồm các hình thức sản xuất video và tạo hình bằng: đất sét, hoạt ảnh cắt (Cutout animation), chuyển động đối tượng (Object motion), tạo pixel,… Tuy nhiên, thay vì thể hiện bằng bản vẽ hoặc phần mềm máy tính thì Stop Motion sẽ điều chỉnh hành động của các đối tượng vật lý trong từng khung hình.
Tuy nhiên, để có thể hoàn thành một sản phẩm công nghệ này đòi hỏi Animators phải có kỹ năng chuyên sâu, tâm huyết và thời gian hoàn thành lâu dài.
Một số bộ phim tiêu biểu: Isle of Dogs, The Lego, Clay Mixer,…
Người mới bắt đầu ngành Animation cần biết những điều gì?
Để có “những bước chân” vững chắc khi bắt đầu vào lĩnh vực Animation, bạn cần phải chuẩn bị và luyện tập cho bản thân mình những điều sau đây:
Rèn luyện kỹ năng và tư duy thiết kế
Đây là những công việc sử dụng hình ảnh để truyền tải thông điệp. Do đó đòi hỏi bạn phải có những kỹ năng và tư duy cơ bản về thiết kế trực quan.
- Phong cách Animation bạn muốn theo đuổi là gì?
Đây là điều cần thiết với những ai làm về nghệ thuật nói chung và làm về Animation nói riêng. Hãy xây dựng cho mình một phong cách thiết kế riêng mạnh dạn trải nghiệm qua nhiều thể loại với phong cách sáng tạo. Từ đó, bạn sẽ biết đâu mới là phong cách Animation sáng tạo mà bạn có thể làm tốt nhất và muốn hướng đến.
- Tham khảo các khóa học và chứng chỉ về ngành Animation liên quan
Được đào tạo bài bản về ngành học Animation chính là lựa chọn lý tưởng của rất nhiều bạn trẻ khi bắt đầu những bước chân theo đuổi đam mê. Bạn có thể cân nhắc tham gia các khóa đào tạo tại các trường đại học có tiếng về ngành Animation, Thiết kế Mỹ thuật nói chung.
Ngoài ra, bạn có thể học tập, nâng cao tay nghề và định hướng tại các khóa học ngắn hạn tại các có sở đào tạo chuyên môn trong lĩnh vực Hoạt hình: Sconnect Academy – Học viện đào tạo hoạt hình quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, FPT Arena, Arena Multimedia,…
- Thành thạo công cụ kỹ thuật
Để có những thước phim Animation thu hút và đẹp mắt, người làm cần phải biết cách sử dụng nhiều công cụ và phối hợp với nhiều thiết bị hỗ trợ. Nếu muốn nâng cao tay nghề của mình, bạn hãy thử tham gia các khóa học ngắn hạn tại trung tâm chuyên đào tạo về ngành Animation. Từ đó giúp bạn có thể học hỏi và phát triển các kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng, tiến xa hơn trên con đường chuyên nghiệp.
- Rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm qua các dự án
Trải nghiệm bản thân trong các dự án công việc chính là cách rèn luyện kỹ năng và mài dũa bản thân tốt nhất. bạn hãy tìm cho mình những công việc freelance trong lĩnh vực này để thử sức mình, cũng như khám phá thêm nhiều cơ hội và tích lũy càng nhiều kinh nghiệm khi làm việc.
Bạn cũng có ứng tuyển vào các vị trí thực tập tại các công ty chuyên sản xuất video Animation để có những “cọ xát” đầu tiên với nghề. Ngoài ra, hãy thử tìm những Mentor/ thầy giáo thực thụ để có thể định hướng và dẫn dắt bạn phát triển tốt hơn. Hãy luôn học hỏi và tự phát triển nhé!
Ngành hoạt hình thi khối nào?
Hiện nay chưa có một khối ngành cụ thể nào cho các sinh viên mong muốn theo học ngành Animation. Mỗi cơ sở đào tạo tại Việt Nam sẽ có những tiêu chí tuyển sinh riêng đối với lĩnh vực này.
Vậy ngành Animation và ngành thiết kế nhân vật hoạt hình học ngành gì? Các trường đại học trên cả nước như: đại học Mỹ thuật TP.HCM, đại học Mỹ thuật Công nghiệp,… phổ biến là chọn phương pháp xét tuyển dựa trên điểm thi đại học kết hợp với một số môn năng khiếu như khối A (Toán – Lý – Hoá), A1 (Toán – Lý – Anh), D (Toán – Văn – Anh),…
Tuy nhiên, bạn cũng có thể lựa chọn các trung tâm đào tạo ngắn hạn, với đặc điểm về chi phí học tập thấp, thời gian đào tạo chuyên môn lĩnh vực, không yêu cầu về đầu vào cao và mang đào tạo thực chiến bài bản.
Sconnect Academy – thương hiệu đào tạo hoạt hình số 1 tại Việt Nam với những khóa học Chuyên sâu trong lĩnh vực Animation, cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp phim hoạt hình hiện đại với các môn như: Thiết kế 3D Modelling, diễn hoạt nhân vật 2D – 3D, Digital Art, Hậu kỳ.
Học viên tốt nghiệp tại Sconnect Academy không chỉ am hiểu về lý thuyết thiết kế và chuyển động Diễn hoạt, mà còn thành thạo kỹ năng tạo hình và thiết lập hình ảnh nhân vật. Từ đó bạn có thể đón nhận những cơ hội việc làm lớn trong ngành và sẵn sàng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như: Animator, Chuyên viên hậu kì, Họa sĩ 2D Animation, 3D Animation,…
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi “Animation là gì” và đưa ra được những kiến thức cũng như lựa chọn con đường phù hợp với mục tiêu phát triển của bản thân!
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO HOẠT HÌNH QUỐC TẾ SCONNECT
– Địa chỉ:
+) Hà Nội: Tòa nhà Toronto, ngõ 280 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
+) TP.HCM: 139 Hồng Hà, Phường 9, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
– Fanpage: https://www.facebook.com/sconnect.edu.vn
– Email: [email protected]
– Số điện thoại: 0961355069 – Ms. Huyen; 0963125612 – Ms. Nguyet