Trong nghệ thuật hội họa, bảng phối màu vẽ đóng vai trò là yếu tố quan trọng, được coi là tiền đề để giúp các họa sĩ và designer sáng tạo nên nhiều tác phẩm đặc sắc, độc đáo và thu hút nhất. Việc nắm được cách phối màu vẽ và các nguyên tắc phối màu vẽ tranh hiệu quả sẽ giúp các tác phẩm của bạn trở nên ấn tượng và thành công.
Vậy bảng phối màu vẽ cơ bản là gì? Hãy cùng Sconnect Academy khám phá các cách phối màu vẽ cơ bản nhất nhé!
Bảng phối màu vẽ là gì?
Bảng phối màu vẽ là tập hợp các nguyên tắc phối màu cơ bản nhất trong lĩnh vực nghệ thuật. Hay nói theo cách đơn giản hơn, đây là kết quả của việc kết hợp các tone màu lại với nhau để đưa ra được màu sắc mới và sáng tạo nhất cho tác phảm của bạn. Bảng phối màu vẽ giúp các thiết kế và họa sĩ có thể đưa ra những lựa chọn về màu sắc đẹp nhất, cũng như tìm ra cách phối màu hiệu quả.
Bảng phối màu đã xuất hiện từ rất lâu, từ thời cổ đại khi con người sử dụng các tài nguyên tự nhiên để tạo ra các màu sắc cho nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, bảng phối màu được sử dụng phổ biến trong nghệ thuật hay thiết kế đồ họa chỉ xuất hiện trong thế kỷ 17 khi nhà họa sĩ người Pháp Simon Vouet sử dụng bảng phối màu đầu tiên của mình để tạo ra các bức tranh.
Theo nguồn khác, bắt đầu từ thế kỷ 17, nhà khoa học người Anhi Isaac Newton đã phát minh ra bánh xe màu sắc, qua đó các tone màu mới dần được hình thành một cách rõ rõ nét hơn. Bắt đầu từ đây, các màu sắc được áp dụng vào trong nhiều lĩnh vực và tiếp tục nghiên cứu sâu hơn ở thời gian sau đó để có thể cho ra đời Bảng phối màu vẽ như hiện tại.
Đặc điểm chính của bảng phối màu vẽ là tập hợp các màu từ cơ bản đến phức tạp, chúng được sắp xếp theo trật tự nhất định và có có mối liến kết với nhau. Một số tone màu cơ bản được sử dụng nhiều nhất, đó là: xanh, đỏ, vàng. Từ đó, màu sắc trong bảng sẽ bắt đầu tăng độ phức tạp lên nhờ vào việc kết hợp các màu cơ bản lại với nhau. Một số bảng phối màu phổ biến bao gồm:
Bảng màu tam giác: Bảng phối màu này bao gồm 3 màu cơ bản nằm ở đỉnh của tam giác và các màu pha trộn giữa chúng nằm ở các đỉnh khác của tam giác. Đây là bảng phối màu đơn giản nhất và thường được sử dụng trong các tác phẩm nghệ thuật.
Bảng màu tương phản: Bảng phối màu này bao gồm các màu sắc tương phản nhau, chẳng hạn như đỏ và xanh lá cây, và được sử dụng để tạo ra sự nổi bật và sự tương phản trong tác phẩm.
Bảng màu monochromatic: Bảng phối màu này chỉ sử dụng một màu sắc chính và các phiên bản tối và sáng khác nhau của nó để tạo ra sự phong phú trong tác phẩm.
Tùy thuộc vào phong cách vẽ và mục đích sử dụng của từng nhà thiết kế đồ họa hoặc các họa sĩ mà họ có thể lựa chọn những bảng phối màu vẽ cơ bản trong nghệ thuật hội họa phù hợp với nhu cầu và tác phẩm của bản thân.
Vai trò quan trọng của bảng phối màu vẽ trong nghệ thuật hội họa là gì?
Bảng phối màu vẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hội họa, nó giúp cho họa sĩ có thể sử dụng màu sắc một cách hiệu quả và sáng tạo hơn:
Tạo ra sự cân bằng và tương phản: Bảng phối màu giúp cho họa sĩ có thể lựa chọn các màu sắc phù hợp để tạo ra sự cân bằng và tương phản trong tác phẩm. Điều này giúp cho tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn và thu hút được sự chú ý của người xem.
Tạo ra không gian và chiều sâu: Bằng cách sử dụng các màu sắc khác nhau và các bản sắc khác nhau của chúng, họa sĩ có thể tạo ra sự giảm nhẹ hoặc nổi bật, tạo ra sự sâu và không gian trong tác phẩm.
Tạo ra cảm giác và tâm trạng cho người xem: Các màu sắc có thể tạo ra cảm giác và tâm trạng khác nhau trong tác phẩm. Ví dụ, màu đỏ thường được sử dụng để tạo ra sự nóng bức và mạnh mẽ, trong khi màu xanh lá cây thường được sử dụng để tạo ra sự yên tĩnh và sự thư thái.
Tạo ra phong cách riêng: Bằng cách sử dụng các màu sắc khác nhau và các kết hợp màu sắc khác nhau, họa sĩ hay các nhà thiết kế đô họa có thể tạo ra phong cách riêng của mình trong tác phẩm của mình!
Nguyên tắc phối màu vẽ tranh hiệu quả nhất
Để có thể tạo ra bảng phối màu vẽ đạt hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí và đạt được yêu cầu cho tác phẩm, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc trong phối màu sau:
Phối màu Achromatic (không sắc): màu sắc được sử dụng trong bảng vẽ phối màu là trắng, đen, xám.
Phối màu Analogous (tương tự): màu sắc được sử dụng trong bảng vẽ phối màu là 3 màu liền kề nhau trên vòng tròn sắc màu, kết hợp vào đó là độ tối và sáng.
Phối màu Clash (chõi): màu sắc sử dụng là màu bên phải hoặc bên trái với màu đối diện trong vòng tròn màu sắc
Phối màu Complementary (bổ sung): màu sắc được sử dụng để vẽ tranh là màu có vị trí đối diện nhau trên vòng tròn màu sắc.
Phối màu Monochromatic (màu đơn sắc): màu sắc được sử dụng trong bảng vẽ phối màu là một màu chính phối hợp với độ bóng cũng như các màu có sắc thái tương tự.
Phối màu Neutral (trung tính): 1 màu chính kết hợp với màu sáng hơn hoặc đậm hơn trong bảng vẽ
Phối màu Split Complementary (bổ sung từng phần): 1 màu chính và 2 màu bổ sung 2 bên trong vòng tròn màu sắc
Phối màu Primary (căn bản): màu sắc dược sử dụng trong bảng vẽ phối màu là 3 màu cơ bản: xanh, vàng, đỏ.
Phối màu Secondary (bổ sung thứ 2): màu sắc được sử dụng là 1 màu chính nhất và bổ sung với 2 màu bên cạnh.
Phối màu Tertiary (bổ sung thứ 3): màu sắc được sử dụng là 1 màu chính nhất, kết hợp với sự bổ sung của 2 màu ở vị trí thứ 3. trong bảng vẽ.
Đặc điểm cụ thể của một số nguyên tắc sử dụng bảng phối màu vẽ cơ bản trong hội họa
Phối màu đơn sắc
Về định nghĩa: Phối màu đơn sắc là cách sử dụng một màu sắc gốc kết hợp với các sắc độ đậm nhạt khác nhau trong bảng vẽ phối màu. Từ đây, chúng sẽ tạo thành một dải màu được gọi là Monochromatic. Cách phối màu này tuy có vẻ đơn giản nhưng lại rất được các họa sĩ và nhà thiết kế sử dụng vì tính tối giản nhưng lại đem giá trị thẩm mỹ cao.
Về đặc điểm: Cách phối màu đơn sắc tuy đề cao tính tối giản nhưng lại tạo ra giá trị thống nhất và đặt điểm nhấn về nghệ thuật cho tác phẩm. Khi bạn sử dụng phương pháp phối màu đơn sắc này, hãy chọn một màu sắc chủ đạo và thay đổi mức độ cho chúng, từ đó giúp tăng khả năng tập trung cũng như làm nổi bật được trọng tâm tác phẩm muốn hướng đến.
Phối màu tương phản
Về định nghĩa: Phối màu tương phản là ứng dụng 2 màu sắc đối lập nhau trên vòng tròn màu sắc nhằm tôn sắc lên nhau lên ở mức độ vừa phải, không gây khó nhìn và tạo điểm nhấn nhất định. Tuy bản chất vẫn là các cặp màu tương phản nhưng khi giảm sắc độ và nằm trong một tổng thể chung lại hoàn toàn hợp lý mà vẫn gây được ấn tượng cho người xem.
Về đặc điểm: Cách phối màu tương bản tạo ra sự xen kẽ tương đối an toàn, đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả. Do đó nó sẽ thu hút được sự chú ý và gây ấn tượng đến người xem ngay từ cái nhìn đầu tiên. Phối màu tương phản sẽ là phương thức lựa chọn hoàn hảo dành cho các thiết kế về nhận diện thương hiệu, in ấn bao bì,…
Phối màu bộ ba
Về định nghĩa: Phối màu bộ ba là cách kết hợp này được thực hiện bằng việc lựa chọn 3 màu sắc ở 3 đỉnh trong bảng phối màu vẽ tam giác. Tất nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng các gam màu được chọn dó phải có mức độ tương phản nhất định. Bạn hãy nên chọn một laoij màu chính và hai màu phụ bổ sung nhé.
Về đặc điểm: Ba màu sắc được lựa chọn nằm ở ba góc khác nhau trên vòng tròn màu sẵ, đo đó chúng sẽ kết hợp và bổ sung cho nhau tạo nên một sự cân bằng hoàn chỉnh. Tuy tạo được sự cân bằng trong máu ắc của tác phẩm, nhưng đôi khi nó sẽ khiến bạn cảm thấy phối màu này khá an toàn, đơn điệu và thiếu sự sáng tạo
Phối màu tương đồng
Về định nghĩa: Phối màu tương đồng là cách kết hợp các màu sắc nằm cạnh nhau trên bánh xe màu sắc. Ví dụ như sự kết hợp màu vàng với màu cam đỏ, bởi tính chất và sắc độ của chúng khá tương đồng nhau.
Về đặc điểm: Phối màu tương đồng thường lựa chọn các loại màu sắc có sự tương đồng và sắc độ tương tự nhau.. Điều này tạo ra một hiệu ứng thị giác mượt mà, tự nhiên và thư giãn cho mắt. Phương pháp này thường được sử dụng trong thiết kế đồ họa, trang trí nội thất và thời trang để tạo ra cái nhìn hài hòa và thu hút người nhìn.
Bảng vẽ phối màu – Những lưu ý sử dụng bảng phối màu vẽ trong các tác phẩm nghệ thuật
Để có thể áp dụng hiệu quả bảng vẽ phối màu nhằm tạo ra các tác phẩm hội họa đặc biệt, thu hút và ấn tượng nhất với người xem, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Hiểu được tác dụng của màu sắc: Mỗi màu sắc đều có tác dụng và cảm nhận khác nhau, vì vậy, bạn nên tìm hiểu về tác dụng của từng màu sắc trước khi thực hiện phối màu.
- Phối màu dựa trên bối cảnh: Bối cảnh là yếu tố quan trọng để xác định phối màu. Màu sắc sẽ trông khác nhau trong các bối cảnh khác nhau, vì vậy bạn nên cân nhắc đến bối cảnh của tác phẩm.
- Sử dụng bảng màu: Sử dụng bảng màu có thể giúp bạn lựa chọn các màu sắc phù hợp với nhau và giảm thiểu việc phải điều chỉnh liên tục.
- Sử dụng phương pháp phối màu chính xác: Có nhiều phương pháp phối màu khác nhau như phối màu đối lập, phối màu tương phản, phối màu tương đồng, và phối màu tam giác. Bạn nên lựa chọn phương pháp phù hợp với tác phẩm của mình.
- Đừng quá phụ thuộc vào màu sắc: Màu sắc không phải là yếu tố quan trọng nhất của một tác phẩm. Bạn nên cân nhắc đến các yếu tố khác như hình dáng, độ sáng, độ tương phản, và không gian trống.
- Thử nghiệm và điều chỉnh: Thực hiện nhiều lần phối màu và điều chỉnh cho đến khi bạn đạt được kết quả tốt nhất.
Tổng kết
Trên đây là những chia sẻ của Sconnect Academy về Bảng phối màu vẽ và một số cách phối màu phổ biến, hữu ích nhất trong sáng tạo nghệ thuật. Hy vọng rằng, với những thông tin trên sẽ giúp ích cho việc tư duy hiệu quả nhằm xây dựng bảng phối màu vẽ tốt nhất cho bạn.
Nếu bạn đang tìm kiếm một khóa học chuyên sâu về việc phối màu hãy tìm hiểu ngay khóa học DIGITAL ART của chúng tôi để được tư vấn và đăng ký lộ trình bài bản, đáp ứng đúng nhu cầu cũng như mục tiêu của bạn nhé!
Bạn có biết: Digital Art là gì? xem chi tiết tại: https://sconnect.edu.vn/digital-art-la-gi/
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO HOẠT HÌNH QUỐC TẾ SCONNECT
Địa chỉ:
+ Hà Nội: Tòa nhà Toronto, ngõ 280 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
+ TP. HCM: 139 Hồng Hà, Phường 9, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Fanpage: https://www.facebook.com/sconnect.edu.vn
Email: [email protected]
Hotline: 0961355069 – Ms. Huyen
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO HOẠT HÌNH QUỐC TẾ SCONNECT
Sconnect Academy – https://sconnect.edu.vn