Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, nghệ thuật đã và đang vượt ra ngoài khía cạnh kỹ thuật số và thương mại, bước qua mọi ranh giới thông thường. Công nghệ, máy tính sớm trở nên đan xen với nghệ thuật và cuộc sống, nó tạo ra khái niệm Nghệ thuật số – Digital Art.
Đây là một khái niệm độc đáo mà Sconnect Academy muốn chia sẻ đến các bạn trong bài viết hôm nay. Hãy cùng chúng mình tỉm hiểu về Digital Art nhé!
Digital Art là gì?
Digital Art hay Digital Painting (Mỹ thuật số) là phương pháp sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong quá trình sáng tạo các sản phẩm nghệ thuật. Đây là một kĩ thuật vẽ mà trong đó, các hoạ sĩ thay vì vẽ trên giấy như truyền thống mà sẽ sử dụng các công cụ (máy tính, bảng vẽ, máy tính bảng,…) và phần mềm chuyên dụng ( Photoshop, Clip Paint Studio, Procreate,…) để tạo ra tác phẩm.
Các kiến thức cơ bản khi học vẽ Digital Art
Học kỹ năng vẽ tay
Bât kỳ hình thức vẽ hiện đại hay truyền thống, bước đầu tiên mà một họa sĩ luôn cần có đó là kỹ năng vẽ tay và phác thảo. Để phát triển khả năng Digital Painting, bạn cần nắm vững các kiến thức cơ bản về chuyên môn mỹ thuật như: tạo khối, dựng cảnh, tạo hình nhân vật. Các kiến thức đó sẽ được truyền đạt và thực hành qua việc luyện vẽ và phác thảo trên giấy. Điều này sẽ giúp bạn ‘’hữu hình hóa’’ những sáng tạo ý tưởng của mình và chỉnh sửa trước khi đưa lên bảng vẽ điện tử.
Ngoài ra, việc thường xuyên luyện tập Sketch (bản vẽ phác thảo) cũng là một phương pháp để phát huy hơn nữa khả năng sáng tạo và giúp quá trình vẽ digital của bản thân bạn sẽ trở bài bản, hiệu quả hơn.
Học kỹ năng sử dụng Graphic tablet & Brush
Graphic tablet & Brush (Bảng vẽ điện tử và Bút vẽ) là các công cụ rất quan trọng không thể thiếu khi bắt đầu học Digital Art. So sánh với việc vẽ bằng chuột, bảng vẽ sẽ giúp các Digital Artist tiện lợi và linh hoạt hơn trong quá trình sáng tạo tác phẩm so với việc sử dụng bằng chuột máy tính thông thường.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu bảng vẽ điện tử nhằm phục vụ nhu cầu Digital Art đang ngày càng cao như: Wacom; Ugee; Turcom; VT… nhưng Wacom lại được nhiều chuyên gia trong cùng lĩnh vực đánh giá khá cao. Mức giá của các Bảng vẽ điện tử dao động từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng. Vì vậy, khi theo học khóa học đào tạo Digtal Art tại Sconnect Academy, bạn sẽ được nhận hỗ trợ trang thiết bị tốt nhất cùng với những cơ chế đặc biệt dành riêng cho học viên tại Sconnect.
Chắc chắn việc vẽ vẽ trên Graphic Tablet và Brush sẽ có những điểm khác khi tay trên giấy. Do đó, bạn sẽ cần phải học các công cụ và thao tác cơ bản như: cách phác thảo nét, sử dụng màu, phối màu, tọa khối,… để có thể tạo nên sản phẩm như mong muốn.
Học tạo hình nhân vật
Gần như bất kì ai khi bắt đầu hành trình Digital Painting của mình đều xuất phát bằng việc tạo ra những nhân vật. Khi học về tạo hình nhân vật trên Digital Art, bạn sẽ đào tạo về tư duy xây dựng nội dung và cách tạo hình. Từ đó, bạn sẽ được đi sâu vào kỹ năng giải phẫu học hình hoạ và phát triển hình ảnh nhân vật. Hãy đa dạng hoá các lựa chọn tạo hình nhân vật trước khi chuyển sang bước tiếp theo nhé.
Tạo hình nhân vật cần phải truyền tải được tính cách, nét mặt và biểu cảm của từng nhân vật; chú ý cách góc cạnh khối rõ nét; kích thước của đối tượng; đổ bóng đúng cách nhằm tạo chiều sâu cho sản phẩm,…
Học về chất liệu, bối cảnh, môi trường trên Digital Art
Khi học Digital Painting, một trong những phần cần thiết trong quá trình đào tạo đó chính là kiến thức và các kỹ thuật mô tả chất liệu (màu sắc, ánh sáng,…). Đây chính là yếu tố quyết định xem bức tranh của bạn có chân thực hay không, đồng thời truyền tải style vẽ tranh của bạn .
Ở giai đoạn vẽ digtal cơ bản, mọi người sẽ được thực hành mô tả chất liệu ở dạng hình cầu hoặc các khối lập phương với các chất liệu cơ bản như: nước, lửa, gỗ, lá,… Ngoài ra, bạn cũng cần trau đồi cho mình những kiến thức về kỹ thuật xây dựng bối cảnh đa chiều, góc nhìn – góc chiếu vật, bố cục không gian, bối cảnh nhằm tạo sự thực tế cho tác phẩm. Khi tạo bối cảnh môi trường, cần xác định đâu là điểm ở gần đâu là điểm ở xa để khiến cho tác phẩm mang độ sắc nét hơn.
>>> Xem chi tiết khóa học Digital Art: https://sconnect.edu.vn/course/khoa-digital-art/
Ứng dụng thực tế của Digital Art
Từ những lợi ích trong công việc kết hợp với nhu cầu học tập và giải trí lớn trên các công cụ – phần mềm công nghệ, Digital Painting dần trở thành “mảnh đất màu mỡ” giúp người làm sáng tạo có thêm cơ hội thể tài năng ở nhiều lĩnh vực hàng đầu:
Game – Mảnh đất “màu mỡ” của Digital Painting
Đối với lĩnh vực game, tính ứng dụng của Digital Art được nhân biết dễ dàng thông qua các hình ảnh đồ họa như: nhân vật, vũ khí, sinh vật, bối cảnh, môi trường,… Các Game Digital Artist không chỉ đảm nhận nhận phần Artwork, mà vai trò chính nằm ở việc sáng tạo nôi dung câu chuyện, bối cảnh của nhân vật, thiết kế quy tắc trò chơi, cách thức di chuyển đối tượng, tương tác của nhân vật trong Game.
3D Animation – Lĩnh vực trọng yếu của Digital Art
3D Animation đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như: Truyền thông; Giải trí; Quảng cáo; Phim ảnh,… Công nghệ CGI chính là một trong những minh chứng tiêu biểu nhất cho việc ứng dụng kỹ thuật số vào quá trình sản xuất. Việc xây dựng chuyển động và tạo cử động cho nhân vật đã trở thành phần quan trọng tạo nên các sản phẩm không nghệ mãn nhãn. Các mô hình CGI hay 3D sẽ được mô phỏng và tiến hành xử lý hiệu ứng trên phần mềm máy tính.
Y học & Giáo dục – Tiềm năng lớn của Digtal Art
Trong nhiều năm trở lại đây, dưới vai trò và tính ứng dụng lớn của Digital Art, rất nhiều các quốc gia phát triển đã ứng dụng nó vào các lĩnh vực quan trọng như y tế và giáo dục. Tại các Bệnh viện hai trường đai học đều áp dụng kỹ thuật 3D trong môi trường giảng dạy và nghiên cứu về y học. Điển hình, trước buổi phẫu thuật, các bác sĩ thường sử dụng những chương trình mô phỏng giải phẫu đa chiều, hoặc tại các lớp học, sinh viên dễ dàng học tập và nghiên cứu các mô hình Anatomy (giải phẫu) thực tế.
Cơ hội nghề nghiệp về Digital Art
Hoạ sĩ minh hoạ
Hoạ sĩ minh hoạ là người chịu trách nhiệm chính phần thiết kế hình ảnh cho những cuốn sách, truyện tranh, tạp chí, ấn phẩm,… nhằm giúp khán giả có thể hiểu rõ hơn về nội dung trong đó. Công viêc của họa sĩ minh họa có tầm ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Bởi khi nhìn những ấn phẩm có hình ảnh bắt mắt, dù chưa biết nội dung ra sao nhưng cũng đã tạo được thiện cảm lớn đến người đọc.
Hoạ sĩ concept phim hoạt hình, Game
Hoạ sĩ concept game hay phim hoạt hình là người lên ý tưởng cho toàn bộ hình ảnh, quyết định bối cảnh hay nhân vật mà người xem sẽ nhìn thấy trong sản phẩm.
Ngoài nhân vật, tạo hình, trang phục,… họa sĩ concept còn thường chịu trách nhiệm thêm một khâu quan trọng nữa đó là vẽ storyboard cho phim. Đây là công việc này đòi hỏi một Digital Artist cần có kiến thức sâu sắc về mỹ thuật, kỹ thuật và văn hóa để có thể đưa ra tạo hình hấp dẫn, quyết định đến sự phát triển của game hay một bộ phim.
Hoạ sĩ vẽ truyện tranh
Nếu bạn là một “fan cứng” của các loại truyện tranh (Manga, Mahwa, DC Comics,…) thì chắc chắn sẽ vô cùng yêu thích với công việc này. Họa sĩ truyện tranh là một công việc đầy sáng tạo, cho phép bạn thỏa sức tưởng tượng về thế giới riêng của mình và thể hiện nó qua các nét vẽ hay nhân vặt trong truyện, giúp người đọc dễ dàng trải nghiệm. Hiện nay, ngành công nghiệp truyện tranh Việt Nam đang có ngày càng phát triển và có nhiều sản phẩm tích cực trên các phương diện, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho các bạn trẻ đam mê vẽ Digital Art.
Họa sĩ Storyboard
Đây là một ngành nghề khá mới mẻ và “khát” nhân lực tại Việt Nam trong thời điểm hiện nay. Các họa sĩ Storyboard là những người nắm khâu quan trọng trọng vai trò quan trọng phim hoạt hình, diễn hoạt 2D, giúp khán giả có thể nhìn tổng quát toàn bộ câu chuyện sẽ được kể như thế nào. Storyboard được ứng dụng rất nhiều trong quá trình sáng tạo nội dung như: phim ảnh, sân khấu, truyện tranh…
Kết luận
Hy vọng bài viết trên đây Sconnect.edu.vn giúp các bạn giải đáp thắc mắc về Digital Art là gì cũng như những thông tin khác của ngành Mỹ thuật số. Từ đó, chọn cho mình hướng đi đúng đắn, xây dựng lộ trình học tập và làm việc cho riêng mình nhằm phát triển hơn nữa tại lĩnh vực này.
Tham khảo thêm: Wikipedia