Học dốt có nên học đại học không? Đây chắc hẳn là câu hỏi nhiều bạn đang học THPT, chuyển cấp đang chuẩn bị đứng trước ngã rẽ của cuộc đời mình những phân vân và khó lựa chọn. Chúng ta không thể thay đổi khả năng học tập của một người ngay trong “một sớm một chiều” mà đó là cả quá trình lâu dài.
Vậy những bạn học không giỏi, học dốt có nên học đại học không và hướng đi nào sẽ tốt nhất cho bản thân bạn? Tất cả sẽ được Sconnect Academy phân tích và giải đáp rõ ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Học dốt vẫn có thể học đại học, tại sao không?
Đối tượng kém nhạy bén, không tiếp thu được kiến thức
Nhiều bạn nghĩ rằng, học tệ làm gì có cửa để vào đại học. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều trường đại học vẫn mở các ngành nghề với số điểm đầu vào cực kỳ thấp. Điều này nhằm tạo điều kiện cho những bạn học không giỏi nhưng vẫn có thể thi đậu vào ngôi trường mà mình yêu thích vì lí do nào đó.
Do đó, học tệ vẫn có thể học đại học bình thường. Tuy nhiên, đại học không đơn giản như học cấp 3, cánh cửa đại học tuy mở rộng chào đón bạn, nhưng đây lại là cánh cửa “chôn vùi thanh xuân” của rất nhiều người.
Đối với những bạn có thành tích tệ hay không có đầu óc suy nghĩ, nhanh nhạy, việc lựa chọn trường đại học hay ngành học cực kỳ lưu ý. Hãy dựa vào năng lực của mình và biết bản thân của mình nằm ở đâu, thi được mức điểm nào để từ đó lựa chọn một trường đại học phù hợp nhất với bản thân mình.
Câu nói “cần cù bù thông minh” sinh ra là dành cho những bạn có năng lực học tập kém nhưng lại có khả năng học và tiếp thu. Đối với những đối tượng kém nhạy bén và thực chất không có khả năng tiếp thu kiến thức, sách vở. Dù may mắn đậu vào các ngành đại học cao điểm. Sau 1 thời gian, bạn cũng sẽ chán nản và không thể “nuốt” trôi những kiến thức phức tạp được. Do vậy, đừng chạy theo bạn bè mà bỏ qua năng lực của bản thân. Nếu biết việc học của mình không bằng bạn bằng bè, hãy lựa chọn những ngành nghề phù hợp với khả năng của mình để không “đứt gánh giữa đường”.
Đối tượng học dốt vì lười biếng, nhưng lại có sở trường riêng
Mặt khác, có một số đối tượng học dốt chỉ trên thành tích. Nhưng thực chất, họ lại có điểm sáng riêng của mình trong một lĩnh vực nào đó và muốn học đại học để thỏa mãn niềm đam mê của mình. Trong trường hợp này, bạn nên cố gắng đầu tư vào quá trình ôn luyện đại học, và cố gắng đạt số điểm mà mình.
Ví dụ, bạn không có khả năng học nhưng lại có năng khiếu thể thao. Hãy cố gắng vào năng khiếu của mình và đầu tư một ít vào trình độ văn hóa. Trường Đại học Thể dục Thể thao luôn mở cửa chào đón những nhân tài thể thao như bạn.
Chung quy lại, trường đại học không ngăn cản bất cứ ai đến với môi trường học hành này. Quan trọng là ở bạn, hãy đưa ra cho mình một quyết định dựa trên năng lực, sở thích cũng như tình hình hiện tại của mình.
Nếu bạn vẫn cảm thấy năng lực học kém, bạn nên suy nghĩ kỹ về định hướng tương lai hơn. Hãy suy nghĩ kỹ về vấn đề học dốt có nên học đại học không. Đại học không phải là con đường duy nhất mà bạn có thể lựa chọn.
Để vượt qua kỳ thi đại học có tỉ lệ cạnh tranh cao, cần phải có trình độ học vấn nhất định. Nếu bạn học không giỏi, bạn cần phải chọn những trường và những ngành thấp điểm. Mặt trái của việc này chính là bạn có thể học sai ngành, làm sai công việc cả đời.
Vì thế, lời khuyên cho bạn là nếu năng lực học tập kém, nhưng bạn vẫn muốn thi vào đại học. Bạn có thể mất thời gian, công sức và tiền bạc bởi đi nhầm một con đường không phù hợp. Thay vào đó, hãy tìm hiểu một số con đường khác cho tương lai phù hợp với bạn hơn.
Nhưng hãy lưu ý rằng…
Đúng, không thể phủ nhận giá trị của một tấm bằng đại học của trường danh tiếng hiện nay. Bằng đại học như một tấm vé ưu tiên để giúp bạn có một công việc suôn sẻ. Tuy nhiên, để đạt được tấm bằng đại học, cuộc sống của bạn không hề màu hồng. Và đặc biệt đối với những bạn học tệ nhưng lại thích và cố gắng bon chen vào ngành nghề, môi trường quá sức của mình. Bạn sẽ nỗ lực mỗi ngày, phải chạy đua với kiến thức mỗi ngày để có thể kịp bạn bè và kịp nội dung bài học.
Không những vậy, nhiều bạn đã cảm thấy quá hối hận và từ bỏ khi biết dù cố gắng đến thế nào, “não” mình cũng không thích ứng được với lượng kiến thức khổng lồ trong chương trình học đại học.
Nhưng, có được tấm bằng đại học cũng không màu hồng như bạn nghĩ. Đã có rất nhiều bài báo thống kê việc các bạn trẻ không định hướng được nghề nghiệp của mình dù cầm tấm bằng đại học trên tay. Tỷ lệ cử nhân thất nghiệp ngày càng tăng. Nhiều công ty chỉ nhận năng lực, tay nghề, bằng đại học không có giá trị nhiều, tấm bằng chỉ làm đủ và đầy bộ hồ sơ xin việc mà thôi.
Thậm chí, 4 năm đại học còn thua của 1 người học nghề 1 năm và đã đi làm 3 năm. Do đó, cá nhân bạn không giỏi, hãy thật sự cần nhắc bản thân có nên học đại học hay không nhé!
Những hướng đi mới dành cho người học không giỏi
Vậy nếu học không giỏi thì những bạn học kém sau khi tốt nghiệp 12 không phải không còn con đường nào để đi hay sao? Ngoài đại học, bạn vẫn còn rất nhiều lựa chọn khác dành cho mình. Thậm chí, nếu lựa chọn và định hướng đúng ngay từ sớm, con đường thành công sau này của bạn thậm chí còn nhanh và rạng ngời hơn những người đã học đại học trước đó.
Học dốt có nên học đại học hay không? Có con đường nào khác phù hợp hơn cho người có năng lực học tập kém không?
Học cao đẳng
Cao đẳng là hình thức đào tạo sau THPT nhưng đầu vào của các ngành trong cao đẳng thấp điểm hơn so với đại học và chương trình học cũng có phần khác. Sinh viên cao đẳng thường được học song song lý thuyết và thực hành. Thời gian học cũng ngắn hơn, từ 2.5 đến 3 năm đào tạo.
Nếu khả năng học của bạn không quá kém, bạn có thể xem xét học cao đẳng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dễ dàng liên thông lên đại học sau khi kết thúc chương trình cao đẳng nếu muốn.
Có thể nói, Cao đẳng là hướng đi khá tốt đối với các bạn muốn tiếp tục sự nghiệp học vấn của mình nhưng khả năng học bị hạn chế. Cao đẳng có nhiều trường và nhiều ngành nghề giống với Đại học, do đó, việc lựa chọn học cao đẳng đối với các bạn học tệ là một lựa chọn sáng suốt.
Đi làm sớm
Nếu cảm thấy bản thân không phù hợp với việc học, bạn có thể lựa chọn con đường đi làm từ sớm. Tuy nhiên, điều này chỉ phù hợp với những bạn nhà đã có sẵn nghề. Và bạn phải biết rằng, nếu không được trang bị đủ kiến thức, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đi làm.
Học nghề
Còn một cách khác để vừa trang bị đủ kiến thức và đi làm sớm đó là lựa chọn khóa học nghề. Thay vì suy nghĩ học dốt có nên học đại học không thì bạn nên lựa chọn học nghề. Thay vì băn khoăn học dốt có nên học đại học không, hãy lựa chọn học nghề để phù hợp với năng lực bản thân hơn
Học nghề bao gồm có sơ cấp nghề và trung cấp nghề. Bạn không tự tin thi đậu đại học hay cao đẳng, học nghề chính là lựa chọn hoàn hảo. Quy trình xét tuyển cũng rất đơn giản, chỉ cần hoàn thành THCS và nộp hồ sơ là được. Vì vậy, học nghề phù hợp với tất cả mọi người, nhất là các bạn có năng lực học kém. Bên cạnh đó, có nhiều ngành nghề có cả bậc đào tạo từ sơ cấp nghề lên tới đại học. Bạn có thể từ từ nâng cao trình độ, tay nghề mà không cần trải qua những kỳ thi cam go.
Lý do gì khiến học nghề đang trở thành xu hướng của các bạn trẻ?
Học nghề vốn dĩ là sự lựa chọn của rất nhiều bạn học sinh và phụ huynh ở nước ngoài. Tuy nhiên, ở Việt Nam, học nghề vẫn đang còn là một vấn đề khá nhiều sự định kiến từ xã hội và hầu hết, nhiều bậc phụ huynh, người lớn không hiểu đúng hết về học nghề. Điều này khiến nhu cầu học nghề bị hạn chế và không phổ biến ở nước ta.
Tuy nhiên, hiện nay, việc học nghề đang dần trở nên phổ biến ở các bạn trẻ. Nguyên nhân là do tỷ lệ học viên học nghề ra trường thành công với nghề rất nhiều. Không những vậy, nhiều bạn có việc làm ngay chỉ sau 3 – 4 tháng học, đồng thời có mức lương khởi điểm hơn cả một sinh viên đại học mới ra trường.
Bên cạnh đó, việc học nghề còn có một số đặc điểm sau:
*) Ưu điểm khi học nghề
- Thời gian đào tạo nhanh chóng, chỉ từ 2 tháng trở lên.
- Không cần phải thi, chỉ cần tốt nghiệp THCS là được.
- Học không giỏi cũng có thể đăng ký học.
- Chương trình học bám sát thực tế, học thực hành nhiều hơn lý thuyết, dễ hiểu và dễ tiếp thu.
- Được trường tạo điều kiện để thực hành và làm việc thực tế.
- Đội ngũ giảng viên dạy nghề thường dạy theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”. Không cần khả năng học tập tốt cũng có thể học và làm tốt được.
- Ra trường nhanh, chỉ cần 1 khóa ngắn hạn là đã có thể làm việc. Vì thế, có nhiều cơ hội việc làm hơn.
- Không mất nhiều thời gian để học lý thuyết hay đại cương. Để học viên tiếp xúc nhanh chóng với chuyên ngành. Bạn có thể nhanh chóng xác định được có chọn sai ngành hay không để tiếp tục theo đuổi.
- Đi làm sớm giúp tích lũy nhiều kinh nghiệm và thâm niên làm việc. Tự tạo lợi thế, tăng sức cạnh tranh với các sinh viên mới tốt nghiệp đại học.
- Có thể học liên thông lên các bậc đào tạo cao hơn bằng cách xét tuyển, không cần thi cử.
- Các trường đào tạo nghề thường hỗ trợ việc làm cho học viên của mình. Bạn có thể dễ dàng xin việc trong hệ thống công ty của trường.
*) Nhược điểm khi học nghề là gì?
- Hạn chế về bằng cấp, chỉ có chứng chỉ hành nghề.
Hãy lựa chọn một con đường phù hợp hơn thay vì suy nghĩ học dốt có nên học đại học không. Năng lực học lý thuyết giỏi không quyết định bạn có làm việc tốt hay không. Và đại học cũng không phải là con đường duy nhất để đến với thành công.
>>Xem thêm: Nếu không học đại học thì làm gì? Xu hướng ngành nghề mới tương lai
Làm sao để định hướng nghề nghiệp tương lai cho đúng
Mặc dù học nghề không yêu cầu trình độ văn hóa, là lựa chọn lý tưởng của các bạn học dốt nhưng vẫn hi vọng có thể ổn định được tương lai. Tuy nhiên, học nghề không hề đơn giản như bạn nghĩ.
Việc học nghề cũng như bạn đang quyết định lựa trường đại học để học. Không phải nghề nào cũng dễ học, cũng có thể thành công. Với bản thân mình, bạn cần cân nhắc và xem xét và đưa ra lựa chọn nghề nào phù hợp với mình nhất. Hãy luôn đặt cho mình những câu hỏi cần thiết trước khi bắt tay thực hiện:
- Đam mê của bạn là gì? Bạn thích gì, thích làm nghề gì?
- Liệu nghề đó có thật sự hợp với bạn hay không?
- Kiến thức của nghề đó có quá nhiều đối với khả năng của bạn hay không?
- Hãy tính đến đường lui của mình để không tốn thời gian và tiền bạc. Bởi lẽ đã có rất nhiều bạn lựa chọn ngành nghề theo bạn bè, theo thị trường. Khi học lại cảm thấy nghề nào quá nặng, không thích hợp và bỏ ngang.
- Nhu cầu nhân lực trên thị trường hiện tại và lương lai như thế nào?
- Điều kiện kinh tế gia đình và điều kiện học vấn bản thân hợp với lĩnh vực nào.
Tổng kết
Như vậy thông qua bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được phần nào về vấn đề “học dốt có nên học đại học không?”. Đại học là một con đường lớn và nhanh nhất để có thể dẫn đến thành công, nhưng chúng ta vẫn còn rất nhiều lối đi khác hướng tới mục tiêu của mình mà không nhất thiết phải qua con đường đại học.
Học nghề chính là một trong những con đường phù hợp cho dành những người không yêu thích “sự khô khan” của học thuật. Sconnect Academy hy vọng rằng, bạn sẽ luôn đạt được thành công và mục tiêu của bản thân, bằng sự nỗ lực bền bỉ và không bỏ cuộc!
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO HOẠT HÌNH QUỐC TẾ SCONNECT
– Địa chỉ:
+) Hà Nội: Tòa nhà Toronto, ngõ 280 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
+) TP.HCM: 139 Hồng Hà, Phường 9, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
– Fanpage: https://www.facebook.com/sconnect.edu.vn
– Email: [email protected]
– Số điện thoại: 0961355069 – Ms. Huyen
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO HOẠT HÌNH QUỐC TẾ SCONNECT
Sconnect Academy – https://sconnect.edu.vn/