Đằng sau những sản phẩm nghệ thuật được dàn dựng công phu và đạt tiêu chuẩn chất lượng thì yếu tố quyết định đến chính là kịch bản phải được viết một cách chỉnh chu, chuyên nghiệp nhất. Vậy bạn đã hiểu rõ kịch bản là gì? Làm thế nào để xây dựng kịch bản hiệu quả và ấn tượng nhất cần áp dụng quy tắc nào?
Hãy để Sconnect Academy giải đáp giúp bạn trong bài viết dưới đây nhé!
Kịch bản là gì?
Để trả lời cho câu hỏi “Kịch bản là gì”, chúng ta cần phải hiểu: Kịch bản (theo tiếng Anh là Scripting) là một tài liệu hoặc bản thảo được sử dụng nội dung cho một sản phẩm phim truyền hình, phim điện ảnh, quảng cáo – truyền thông, TVC, gameshow, vở kịch,… Nó bao gồm các phần mô tả hành động, diễn biến cốt truyện, nhân vật, thời lượng, trang phục, vị trí máy quay.
Kịch bản thường được viết dưới dạng văn bản tường thuật, với các hội thoại và hành động được miêu tả chi tiết để hỗ trợ việc trình bày trên sân khấu hoặc trên màn ảnh. Kịch bản là một phần rất quan trọng trong quá trình sản xuất kịch và phim, nó đóng vai trò thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư hoặc nhà sản xuất khác để đưa tác phẩm của các nhà biên kịch lên sân khấu hoặc màn ảnh.
Những yếu tố cần có trong kịch bản là gì?
Khi xây dựng kịch bản, bạn cần phải chú ý đến 3 yếu tố quan trọng không thể thiếu nhằm tạo nên sự hiệu quả cho câu chuyện và thu hút sự quan tâm của công chúng, đó là:
Sự xung đột trong kịch bản
Yếu tố xung đột là một trong những yếu tố quan trọng trong kiến tạo nên kịch bản văn học. Tính kịch tính trong câu truyện bộc lộ qua những sắc thái đối lập nhau. Xung đột trong kịch đóng vai trò là động lực chính để thúc đẩy phát triển các hành động tiếp theo trong kịch, là tính tập trung mức cao nhất của xung đột và chi phối trực tiếp đến cấu trúc, nhịp độ vận động và cả nội dung của tác phẩm.
Nếu thiếu xung đột trong kịch bản, tác phẩm sẽ mất đi đặc trưng thể loại cơ bản và không thể được coi là kịch bản văn học.
Yếu tố xung đột có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: xung đột giữa nhân vật – nhân vật; xung đột giữa các giá trị; xung đột giữa các lựa chọn và hành động của nhân vật; xung đột giữa các yếu tố trong thế giới của câu chuyện;…
Hiện thực là sự vận động đa chiều giữa các khái niệm: cái đẹp – cái xấu, cái thiện – cái ác, tình yêu – thù hận,… Vì vậy, xung đột kịch nằm ở chính những đoạn cao trào của sự vận động này và người viết kịch bản sẽ sáng tạo hoặc lựa chọn những xung đột xuất phát từ mâu thuẫn ở hiện tại, từ đó đảm bảo tính chất hiện thực và điển hình hoá của kịch bản.
Nếu thiếu đi những tính chân thực này, kịch bản sẽ chỉ là những dòng văn suông. Ngoài ra, nếu câu chuyện không có độ khái quát, kịch bản sẽ chỉ thể hiện những mâu thuẫn vụn vặt thiếu thực tế trong cuộc sống.
Ngôn ngữ kịch bản là gì?
Đối với những tác phẩm nghệ thuật, mọi vấn đề xoay quanh hình tượng nhân vật được xây dựng nằm trong ngôn ngữ kịch bản. Ngôn ngữ kịch bản là một chuỗi hệ thống các ngôn từ mang tính hành động của nhân vật. Nó có vai trò quan trọng trong việc miêu tả chân dung và tính cách đối tượng được kể.
Các nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật sẽ thường được khắc họa tính cách chủ yếu qua ngôn ngữ hội thoại trong câu chuyện, kết hợp với một số lời văn – ngôn ngữ miêu tả. Ngoài ra, ngôn ngữ kịch bản cũng phải đảm bảo sự phát triển cao trào của cốt truyện và chuỗi hành động của đối tượng nhân vật.
Ngoài ra, các tác phẩm còn cần phải có một yếu tố nữa chính là hình thái ngôn ngữ kịch bản. Những câu thoại gần với đời sống thường ngày sẽ được sử dụng thay vì những ngôn ngữ truyền thống (đặc biệt là trong phim ảnh, kịch nói). Đặc biệt, lời thoại trong kịch bản dù có gần gũi với đời thực nhưng cũng không nên có những lời lẽ kiếm nhã và thô thiển mà cần phải truyền tải ý nghĩa triết lý sâu xa của tác giả đến độc giả hoặc khán giả.
Chính điều đó sẽ giúp tác giả kịch bản bộc lộ được tài năng của mình thông qua khả năng sử dụng tối đa sức mạnh đặc biệt của ngôn ngữ hội thoại nhằm khắc họa hình tượng các nhân vật.
Hành động trong kịch bản
Trong đời sống thường ngày, hành động thể hiện bản chất và tính cách thực của con người. Còn trong văn học nghệ thuật, hành động kịch bản là những ngôn từ miêu tả cử chỉ, diễn xuất của nhân vật. Ngoài ra, hành động kịch bản còn thể hiện trong mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên tác phẩm nghệ thuật như: xung đột truyện, mối liên kết giữa nhân vật – nhân vật,….
Các hành động kịch bản là sự thể hiện trực tiếp nội dung của xung đột kịch bản và thường được xây dựng theo hướng thuận chiều với điều đó. Cụ thể, nếu xung đột truyện càng phát triển lên mức cao trào, hành động của nhân vật sẽ càng trở nên quyết liệt và căng thẳng hơn rất nhiều để làm tăng thêm tính giật gân vầ thu hút cho tác phẩm.
Cốt truyện bằng hành động kịch bản sẽ thể hiện những xung đột theo quy luật nhân quả. Điều đó tương tự với các cảnh quay, các đoạn, chương, hồi,… sẽ liên kết với nhau một cách trơn tru và logic, tránh những chi tiết thừa không cần thiết, đồng thời chạm được đến đỉnh điểm của xung đột câu chuyện.
Xem thêm: Nếu bạn đang muốn viết được những kịch bản hay nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, Hãy đăng kí tham gia ngay: Khóa học Biên Kịch tại học viện Sconnect. Khóa học sẽ giúp bạn có:
- Kiến thức về Biên kịch tổng quan, xây dựng nhân vật và kịch bản câu chuyện trên nền tảng giải trí nhanh
- Kiến thức về Cấu trúc xây dựng một kịch bản Kiến thức về Xung đột và cách tạo ra Xung đột
- Cách tư duy dựa trên phân tích tâm lý khán giả, lấy khán giả làm trung tâm.
Nếu còn băn khoăn cần tư vấn thì liên hệ ngay – Hotline: [ Ms.Huyen: 0961. 355. 069] + [ Ms.Nguyet: 0963. 125. 612] bạn sẽ được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất về khóa học.
Những quy tắc trong trong xây dựng kịch bản là gì?
Ngoài việc hiểu rõ khái niệm “kịch bản là gì” và những yếu tố cần có trong đó thì dể xây dựng được kịch bản hấp dẫn và chuyên nghiệp, thu hút đông đảo công chúng quan tâm thì bạn cần phải tuân thủ những quy tắc sau:
Nội dung sáng tác dựa trên thực tế
Các nhà biên kịch thường coi kịch bản sẽ là nơi họ có thể thỏa sức tưởng tượng và sáng tác với vô vàn ý tưởng, cảm hứng của bản thân. Tuy nhiên, trong quá trình sáng tác, một điều mà bạn cần ghi nhớ đó là không nên bỏ qua những yếu tố thực tế trong kịch bản.
Có phân cảnh mà bạn hình dung trong suy nghĩ sẽ rất “tuyệt vời”, nhưng nếu bạn không thông thạo các kỹ xảo hoặc bản thân không là một đạo diễn hay nhà quay phim chuyên nghiệp thì việc hiện thực những phân cảnh đó rất khó xảy ra, hoặc tùy điều kiện có thể cắt bỏ. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến độ xuyên suốt của cốt truyện.
Viết càng ngắn gọn càng tốt
Tuy thuộc vào thể loại, yêu cầu nội dung và thời lượng của từng bộ phim đó thì kịch bản của bộ phim đó cũng không cần quá dài nhưng phải mang lại hiệu quả trong việc hấp dẫn và đem lại cảm xúc chân thực đến người xem. Bởi vì, khi nội dung câu chuyện càng kéo dài, nhiều yếu tố thừa và dài dông thì sẽ kéo chi phí sản xuất bị lên cao, đồng thời khiến khán giả cảm thấy nhàm chán và không tập trung vào tác phẩm, mất sức hút không đáng có.
Sử dụng hình ảnh để kể chuyện
Một trong những quy tắc cực kì quan trọng đối với các nhà biên kịch đó chính áp dụng những hình ảnh cụ thể để tạo nên những câu chuyện cho các đối tượng nhân vật. Câu chuyện bằng hình ảnh sẽ thông qua phim hoạt hình, điện ảnh, phim tài liệu,… để truyền tải những thông điệp ý nghĩa của tác giả, đồng thời tạo được sự thực tế và khoảnh khắc ấn tượng của tác phẩm nghệ thuật đến với công chúng.
Nắm bắt các khoảnh khắc giá trị trong câu truyện
Nội dung hay thời lượng của một tác phẩm thường sẽ không thể thể hiện dược hết giá trị mà tác giả muốn đề cập đến. Thay vào đó, để chạm đến cảm xúc của khán giả, chính những khoảnh khắc đặc biệt trong kịch bản sẽ để lại ấn tượng đậm nét trong lòng người xem bởi tính riêng mà tác phẩm đó đem lại.
Các nhà biên kịch nên lồng ghép những khoảnh khắc và dấn ấn trong nhiều giai đoạn khác nhau, điều đó sẽ giúp chạm đến cảm xúc công chúng một cách tự nhiên nhất.
Chọn lọc các chi tiết cũ khi sáng tác
Ở trong các tác phẩm thường xuất hiện các chi tiết cũ, nó được sử dụng lại nhiều lần và các nhà biên kịch có kinh nghiệm cho rằng: đó là phương pháp giúp tác phẩm tạo được sự chú ý tối đa. Tuy nhiên, thực tế nếu không biết các xây dựng sự kết nối logic trong câu truyện, các chi tiết cũ sẽ dễ bị mất đi dấu ấn riêng, gây ức chế không đáng có cho người xem.
Vì vậy nếu bạn muốn sử dụng yếu tố này thì cần phải xem xét lại kịch bản một cách tổng thể và tìm phương pháp xây dựng giữa các phân đoạn sao cho hợp lý.
Kể chuyện bằng cảm xúc
Người xem thường sẽ đánh giá cao dựa vào nội dung của tác phẩm thay vì là thời lượng hay nhân vật trong đó. Để có thể dẫn dắt được mạch cảm xúc của khán giả, người biên kịch nên sử dụng lối kể chuyện bằng cảm xúc, xây dựng thông điệp, truyền cảm hứng và tập trung vào giá trị ý nghĩa mà tác phẩm muốn gửi gắm đến.
Xem thêm: Cấu trúc 3 hồi – Nền tảng xây dựng của mọi kịch bản
Những yêu cầu cần lưu ý trong xây dựng kịch bản là gì?
Tùy thuộc vào từng thể loại và yêu cầu của mỗi nhà làm phim mà các kịch bản sẽ có những lưu ý riêng, cụ thể sau:
*) Kịch bản phim hoạt hình
- Nhân vật trong câu chuyện đều là hư cấu (thông thường là con rối, búp bê, động vật,…) được thổi hồn sức sống và mang các tính cách đặc trưng tương tự với con người.
- Kịch bản thường được xây dựng những câu chuyện ngộ nghĩnh, đáng yêu,… nhằm dẫn dắt người xem thay vì câu chuyện về mảng đời quá thực tế trong đời sống
*) Kịch bản phim truyện
- Kịch bản phim truyện cần đảm bảo được tính kịch tính tại xung đột câu truyện
- Tạo ra được trạng thái tình cảm đậm nét
- Có cốt truyện rõ ràng về lịch sử về mối quan hệ giữa nhân vật – nhân vật
- Xây dựng logic được các tình huống xung đột, cao trào
- Kịch bản cần chi tiết chính tại từng cảnh quay
*) Kịch bản phim tài liệu
- Kịch bản phản ánh chân thực về cuộc sống và con người, nhấn mạnh vào các hiện tượng xã hội. Cốt truyện và nhân vật diễn ra đều phản ánh sự việc hay sự kiện có thật trong cuộc sống.
- Kịch bản này sẽ bao gồm 2 loại chính: kịch bản văn học & kịch bản phân cảnh.
- Không được xuất hiện nhân vật hư cấu, không có thật hoặc gợi ý dàn dựng diễn xuất
- Kịch bản được viết dựa theo ý tưởng và lập luận lấy chất liệu thực tế từ cuộc sống
*) Kịch bản phim khoa học
- Kịch bản phim khoa học sẽ không có sự hư cấu hay xung đột câu truyện như các kịch bản khác.
- Kịch bản sẽ phản ánh được các công trình khoa học một cách thực tế đúng đắn nhất
- Nhân vật được nêu rõ rong kịch bản sẽ là các nhà phát minh, chủ trì của công trình khoa học đó
Kết luận:
Bài viết trên của Sconnect Academy đã chia sẻ cho bạn định nghĩa được về “Kịch bản là gì” và những yếu tố – quy tắc để xây dựng kịch bản. Hy vọng rằng, bài viết thực sự hữu ích với bạn. Nếu bạn muốn hiểu sâu hơn quy trình sáng tác, phương pháp tạo dựng kịch bản chuyên nghiệp và muốn trở thành một nhà biên kịch, khoá học do Sconnect Academy cung cấp sẽ giúp bạn có kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu để có thể tự mình làm ra những kịch bản nghệ thuật ấn tượng nhất nhé!
Sconnect Academy tự hào là đơn vị đào tạo Biên kịch chuyên nghiệp với nền tảng phát triển từ công ty mẹ là SCONNECT – chủ sở hữu của 3 NÚT KIM CƯƠNG YOUTUBE và là cơ sở sản sản xuất – sáng tạo nội dung trên nền tảng giải trí nhanh hàng đầu tại Việt Nam .
Với trình độ giảng dạy chuyên môn cao kết hợp với giáo trình chuẩn quốc tế, bám sát vào thực tiễn của ngành, Sconnect Academy tự tin có thể giúp học viên:
- Hiểu và nắm chắc kiến thức về nghề biên kịch như: kịch bản là gì, phân loại kịch bản, các phương pháp rèn luyện cho nhà biên kịch thành thạo và nâng cao kỹ thuật viết ở các loại kịch bản trên nền tảng giải trí nhanh như Youtube, Facebook…
- Nâng cao kỹ năng sáng tạo ý tưởng bằng việc áp dụng những công thức nâng cao năng suất viết, nghĩ ý tưởng mà thường tác giả có cảm hứng mới đặt bút được.
- Nâng tầm câu chuyện ở kết cấu mạch lạc, chặt chẽ, hấp dẫn và phát triển kịch bản bằng các phương tiện: sự kiện, nhân vật, cấu trúc
- Thêm kinh nghiệm rà soát kịch bản, biên tập kịch bản và gợi ý phát triển hoặc sửa chữa ý tưởng kịch bản từ Chuyên gia/ Giảng viên Biên Kịch phim thực chiến.
- Hướng dẫn phương pháp tư duy dựa trên phân tích tâm lý khán giả, lấy khán giả làm trung tâm khiến chính người xem/ nghe/ đọc kịch bản đều bị cuốn vào câu chuyện do bạn viết lên.