Nếu như kịch bản phim được coi là “một khung xương” thì kịch bản phân cảnh lại chính là “một hình hài đã được đắp thịt, đắp da” của một tác phẩm nghệ thuật. Để có thể chuẩn bị tốt cho việc sản xuất phim ở cả giai đoạn trước khi quay, trong quá trình quay và hậu kỳ thì kịch bản phân cảnh là yếu tố quan trọng và bắt buộc cần làm.
Việc xây dựng và hoàn chỉnh kịch bản phân cảnh sẽ giúp quá trình viết kịch bản và sản xuất phim sẽ thuận lợi nhanh chóng, hiệu quả hơn rất nhiều. Vậy kịch bản phân cảnh là gì? Hãy cùng Sconnect Academy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Kịch bản phân cảnh là gì?
Kịch bản phân cảnh (hay còn gọi là kịch bản kĩ thuật) là một kịch bản văn học được các ekip sản xuất phim diễn giải và triển khai dưới dạng bảng chi tiết nhằm thể hiện được những kỹ thuật chuyên môn cần ứng dụng, phương pháp quay và góc quay căn chỉnh trong quá trình triển khai sản xuất.
Một bộ phim sẽ có nhiều phân đoạn, mỗi đoạn lại bao gồm các phân cảnh, mỗi phân cảnh có lại nhiều shot quay khác nhau. Chính vì thế, việc triển khai cụ thể thành kịch bản phân cảnh và quay phim sẽ giúp cho đạo diễn cùng những người có mặt tại buổi quay hiểu được hơn về kịch bản của bộ phim.
Ở bất kì thể loại phim được quay dựng như: Phim ngắn, điện ảnh, TVC quảng cáo, MV ca nhạc,.. thì việc xây dựng kịch bản phân cảnh là yếu tố không thể thiếu và mỗi thể loại đó đòi hỏi những yêu cầu riêng cần phải đáp ứng đúng. Một kịch bản với những phân cảnh rõ ràng, chi tiết và đầy đủ sẽ được Ekip làm phim ưu tiên hàng đầu. Kịch bản phân cảnh càng chi tiết càng dễ dàng triển khai.
Xem thêm: Biên kịch là gì? Học ở đâu? và những bí mật xoay quanh
Bạn có biết kịch bản phân cảnh có loại gì?
Với mỗi thể loại phim khác nhau thì người đạo diễn sẽ có cách thực hiện kịch bản phân cảnh với mức độ chi tiết sao cho phù hợp nhất. Thông thường, kịch bản phân cảnh sẽ bao gồm các hình thức sau đây:
- Kịch bản phân cảnh truyền thống
Hình thức phân cảnh này được trình bày bằng cách chia thành nhiều cột. Mỗi cột chứa một công việc khác nhau trong kỹ thuật làm phim như cỡ cảnh, thời lượng, máy quay, âm thanh, lời thoại,… Mỗi người sẽ có cách viết kịch bản khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là mô tả chi tiết nội dung, hình thức quay ra sao, cách xử lý kỹ thuật như thế nào.
Loại kịch bản phân cảnh truyền thống này thường được nhiều người làm phim chuyên nghiệp áp dụng. Tuy nhiên, chúng lại có nhược điểm là dễ gây khó hiểu và truyền đạt ý tưởng cho những người không có chuyên môn.
- Kịch bản phân cảnh kiểu chọn màn
Phân cảnh kiểu chọn màn (Masterscript) thường được sử dụng cho cách thể hiện nộ của từng màn. Những cảnh chi tiết hơn từ toàn – trung – cận, các nhà sản xuất sẽ quyết định lúc khi quay dựng trên phim trường.
- Kịch bản phân cảnh bằng hình ảnh (Storyboard)
Kịch bản phân cảnh bằng hình ảnh (Storyboard) là hình thức phân cảnh phổ biến, thường thấy trong sản xuất video hoạt hình, quảng cáo,… Ở hình thức này, các cảnh quay được trình bày bằng cách sử dụng những hình ảnh được phác họa kèm theo một số thông tin bổ sung nhưng được trình bày rất ngắn gọn.
Xem thêm: Storyboard là gì? Vì sao Storyboard rất quan trọng?
Những yếu tố quan trọng cần có trong kịch bản phân cảnh
Thiết lập một nội dung kịch bản phân cảnh hoàn chỉnh vừa giúp quá trình chuẩn bị và quay phim thuận lợi, đồng thời góp phần tiết kiệm chi phí khi quay dựng sản phẩm. Để giúp cho kịch bản phân cảnh hoàn hảo và đáp ứng đúng yêu cầu, bạn cần phải ghi nhớ những yếu tố quan trong, “chủ chốt” cần có, bao gồm:
1. Phân đoạn/bối cảnh trong kịch bản phân cảnh
Tại phần này, người xây dựng nội dung kịch bản cần ghi rõ địa điểm quay. Việc ghi rõ phân đoạn/ bối cảnh sẽ giúp cho nhà sản xuất có thể nắm bắt được từng phân cảnh trong đoạn phim, qua đó có sự chuẩn bị tốt nhất trong quá trình triển khai quay dựng.
2. Góc nhìn và cỡ cảnh
Xác định góc nhìn: Nhìn từ trên xuống, nhìn từ dưới lên, nhìn ngang hay nhìn dọc…
Xác định cỡ cảnh: Cỡ cảnh (toàn – trung – cận) sẽ được ghi rõ ràng theo từng phân cảnh. Việc ghi rõ cỡ cảnh giúp đoàn là phim thấy việc thay đổi các cảnh trong phim, đồng thời cũng mô tả chi tiết mọi tiết tấu của toàn bộ tác phẩm.
3. Góc máy/chuyển động máy
Ở phần này, bạn cần ghi rõ vị trí đặt máy, động tác quay máy, ống kính, độ cao máy,… Càng làm rõ ràng và chi tiết tại phần này, càng giúp cho quá trình quay dựng hoạt động tốt hơn, giúp họa sĩ sắp xếp được những bối cảnh phù hợp hơn.
Ghi rõ vị trí đặt máy quay phim, thao tác máy, độ cao của máy, sử dụng ống kính nào cho phân cảnh này. Bạn nên ghi chi tiết mục này để quay phim chủ động hơn và hậu kỳ biết cách sắp xếp bối cảnh.
4. Nội dung và lời thoại
Trong phần nội dung, bạn cần miêu tả chi tiết các sự việc, sự vật và tất cả những sự kiện hay hành động sẽ diễn ra trong phân cảnh đó. Những miêu tả này sẽ giúp ích cho các diễn viên trong cách tạo hình, biểu cảm gương mặt, câu nói,… sau cho phù hợp nội dung của bộ phim. Lời thoại của nhân vật cần phải ghi lại kèm trạng thái cảm xúc khi nói.
5. Âm thanh
Âm thanh trong kịch bản phân cảnh bao gồm: tiếng động, nhạc, lời thoại nhân vật,… sẽ xuất hiện trong phim. Trong kịch bản phân cảnh, bạn nên note rõ chi tiết để nhà sản xuất và diễn viên có thể dễ dàng thực hiện trong quá trình quay dựng, phù hợp với nội dung phim.
6. Ghi chú
Ngoài ra, trong kịch bản phân cảnh phải có thêm một phần để ghi chú từng đoạn. Phần ghi chú này sẽ dành để ghi những thông tin ngoài nội dung vừa liệt kê ở trên. Đồng thời, trong buổi quay phim, nếu có phát sinh thêm các tình tiết khác, đạo diễn có thể trực tiếp note lại ở phần này.
7. Thời lượng
Xác định thời lượng của cảnh quay đó là bao lâu. Lưu ý đây là thời lượng của cảnh quay khi lên sóng không phải thời lượng lúc quay. Có những cảnh chỉ mất vài giây lên sóng nhưng phải mất rất nhiều thời gian để hoàn thành cảnh quay.
Mẫu kịch bản phân cảnh tiêu chuẩn nhất dành cho người mới bắt đầu
Kịch bản phân cảnh mẫu
Tên phim: Tan vỡ
Đạo diễn: Vũ Hảo
Bối cảnh: Buổi sáng – Tại nhà bà Năm
STT | Cỡ cảnh | Thời lượng | Máy quay | Hình ảnh & Âm thanh | Ghi chú |
1 | Toàn rộng | 6s | Ống kính wide, góc máy trung | Bà Năm và Quyên ngồi ở bàn uống nước, Bà đưa tay lấy ấm rót nước vào cốc để trên bàn. Nghe rõ tiếng nước rót | Bà Năm mặc một bộ áo màu gụ.
Quyên mặc bộ đồ ngủ |
2 | Trung hẹp | 5s | Máy chếch về phía Liên lấy trọn Bà Năm đưa cốc nước lên uống | Bà Năm đưa cốc nước lên miệng nói: “Thôi! Có gì thì hai đứa…” | |
3 | Cận tả | 3s | Qua vai bà Năm bắt lấy khuôn mặt Quyên | Tiếng bà Năm: “… có chuyện gì thì từ từ hẵng quyết định”.
Liên ngồi nghe những không có chú ý lắm. Đầu óc đang nghĩ lơ đẵng đến điều gì đó! |
|
4 | Cận tả | 3s | Qua vai Quyên lấy khuôn mặt bà Năm | Bà Năm mắt đã ngấn lệ, nói: “Chứ vội vàng làm gì, để sau này…” | Nước mắt bà Năm rơi xuống |
5 | Cận tả | 3s | Từ cận mặt Quyên | Tiếng bà Năm: “… hai đứa sẽ phải ân hận cả đời”
Liên vẫn nghe nhưng tâm trí rối bời |
|
6 | Đặc tả | 2s | Lá đơn ly hôn | Lá đơn ly hôn đặt ở trên bàn |
Kết luận:
Bài viết trên của Sconnect Academy đã giải thích giúp bạn về “Kịch bản phân cảnh là gì” và những yếu tố – quy tắc để xây dựng kịch bản phân cảnh. Hy vọng rằng, bài viết thực sự hữu ích với bạn.
Nếu bạn muốn hiểu sâu hơn quy trình sáng tác, tạo dựng kịch bản chuyên nghiệp và muốn trở thành một nhà biên kịch, khoá học do Sconnect Academy cung cấp sẽ giúp bạn có kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu để có thể tự mình làm ra những kịch bản nghệ thuật hấp dẫn, ấn tượng nhất nhé!
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO HOẠT HÌNH QUỐC TẾ SCONNECT
– Địa chỉ:
+) Hà Nội: Tòa nhà Toronto, ngõ 280 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
+) TP.HCM: 139 Hồng Hà, Phường 9, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
– Fanpage: https://www.facebook.com/sconnect.edu.vn
– Email: [email protected]
– Số điện thoại: 0961355069 – Ms. Huyen; 0963125612 – Ms. Nguyet