Các bạn trẻ không có bằng cấp 3 thường gặp nhiều khó khăn khi xin việc. Tuy nhiên, hướng đi học nghề là một giải pháp đảm bảo cho tương lai, giúp bạn không bị hạn chế trong việc tìm kiếm công việc và phát triển sự nghiệp.
Vậy thì nên học nghề gì khi không có bằng cấp 3? Dưới đây là một số ngành nghề “hot” mà bạn có thể tham khảo để theo học và kiếm thu nhập ổn định.
Không có bằng cấp 3 thì nên làm gì?
Không có bằng cấp 3 liệu có xin được việc? Và nếu học nghề thì nên học nghề gì khi không có bằng cấp 3? Trình độ trung cấp nghề nằm ở cấp bậc sau đại học và cao đẳng trong hệ thống giáo dục hiện tại. Đơn giản để hiểu, học trung cấp nghề tương đương với việc học một nghề cụ thể, nhưng được đào tạo theo một chương trình học chính quy và được công nhận bởi Bộ Giáo dục.
Nên học nghề gì khi không có bằng cấp 3?
Một số gợi ý ngành nghề để các bạn theo học tùy vào sở thích, năng khiếu của bản thân. Bên cạnh đó, khi lựa chọn nghề nghiệp, chúng ta cần có định hướng về
Học nghề nấu ăn
Nhóm ngành nghề đầu bếp, nấu ăn nhìn chung không yêu cầu bằng cấp mà chú trọng hơn vào tay nghề của nhân viên. Bạn có thể học nghề bếp tại các trung tâm đào tạo, các quán ăn, nhà hàng tuyển người học việc…
Trong khóa học nấu ăn ngắn hạn, bạn sẽ được hướng dẫn các kỹ thuật, công thức nấu ăn chuyên nghiệp và cung cấp kiến thức về ẩm thực, dinh dưỡng và quản lý bếp. Có nhiều cơ hội việc làm cho đầu bếp và các vị trí liên quan trong nhà hàng, khách sạn, resort và trung tâm hội nghị tiệc cưới.
Mức lương của đầu bếp phụ thuộc vào trình độ và địa điểm làm việc, với các khách sạn cao cấp thường có thu nhập tốt hơn so với nhà hàng nhỏ. Trung bình, mức lương của đầu bếp ở Việt Nam là khoảng 8-10 triệu đồng/tháng và có thể lên đến 30-40 triệu đồng cho vị trí bếp trưởng.
>>Xem thêm: Nên học nghề gì cho nam không bằng cấp? Top 5 nghề HOT
Học nghề pha chế
Nếu bạn không có bằng cấp 3, học pha chế chuyên nghiệp là một lựa chọn mới mẻ và tiềm năng. Trong lĩnh vực này, bạn có thể làm việc tại nhà hàng, khách sạn, thương hiệu đồ uống, resort hoặc thậm chí tự kinh doanh quán cà phê, sinh tố, nước ép, trà sữa.
Để theo nghề pha chế, không cần phải có bằng tốt nghiệp THPT. Các khóa học ngắn hạn về pha chế sẽ là lựa chọn phù hợp nếu bạn muốn học một cách nhanh chóng, bắt tay vào làm việc ngay và được hướng dẫn bởi các chuyên gia như quản lý bar, chuyên gia bartender, chuyên gia barista.
Học nghề làm bánh
Hiện nay, có thể thấy, nhu cầu tiêu thụ các dạng bánh cực kỳ lớn và cũng rất đa dạng về thể loại. Từ đó kéo theo thực trạng là nhu cầu tuyển dụng đầu bếp bánh, đặc biệt là những đầu bếp có tay nghề cao cũng tăng lên rất nhiều.
Với những bạn đang phân vân không biết “Nên học nghề gì khi không có bằng cấp 3 để thu nhập ổn định?” thì nghề làm bánh rất phù hợp và khá kinh tế. Bởi bạn chỉ cần có niềm yêu thích, sự chăm chỉ rèn luyện, và sự khéo léo, tỉ mỉ là có thể theo học và ra nghề.
Học nghề chăm sóc sắc đẹp
Học nghề chăm sóc sắc đẹp là một sự lựa chọn hợp lý mà bạn có thể cân nhắc. Trong thực tế, nghề này không yêu cầu bằng cấp đặc thù, mà tuyển dụng dựa trên tay nghề và thái độ phục vụ của nhân viên.
Để theo nghề chăm sóc sắc đẹp, bạn có thể tham gia vào các khóa học hoặc trường dạy nghề chuyên về lĩnh vực này. Những khóa học này sẽ giúp bạn nắm vững các kỹ năng và phương pháp chăm sóc da, trang điểm, làm móng, xử lý tóc, và các dịch vụ làm đẹp khác. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ học về quy trình an toàn và vệ sinh trong quá trình làm việc.
>>Xem thêm: Nữ nên học nghề gì khi không học đại học?
Học nghề sửa chữa điện tử, điện lạnh
Công việc sửa chữa đồ điện tử, đồ gia dụng và điện lạnh là những ngành nghề mà không yêu cầu bằng cấp 3. Bạn có thể tham gia vào các khóa đào tạo nghề ngắn hạn hoặc các khóa đào tạo chuyên sâu để học cách sửa chữa các thiết bị như tivi, tủ lạnh, máy tính, điện thoại, máy lạnh, và nhiều hơn nữa.
Mức thu nhập của nghề sửa chữa điện tử dao động từ 4.5 triệu đến 10 triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của bạn.
Ngành nghề này đang có nhu cầu rất lớn về nhân lực lành nghề, và việc nâng cao tay nghề cũng trở nên dễ dàng hơn khi bạn có cơ hội thực hành liên tục và thường xuyên trên các thiết bị điện tử. Nếu bạn cần cống hiến và tích lũy kinh nghiệm sửa chữa, làm việc, và rèn luyện kỹ năng cần thiết, bạn hoàn toàn có thể trở thành một Quản lý hoặc thậm chí mở cửa hàng hoặc công ty riêng của mình trong lĩnh vực này.
>>Xem thêm: Các Ngành Nghề Hot Hiện Nay – Cơ Hội Việc Làm Hấp Dẫn
Học nghề Nhiếp ảnh
Các bạn không cần bằng cấp vẫn có thể theo đuổi nghề nhiếp ảnh và phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này.Tự học qua sách, tài liệu trực tuyến và tham gia cộng đồng nhiếp ảnh online là một cách để nắm vững kiến thức và kỹ năng nhiếp ảnh.
Tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu hoặc lớp học nhiếp ảnh tại các trung tâm đào tạo danh tiếng cũng là một lựa chọn để nâng cao kỹ năng và hiểu biết. Giao lưu với cộng đồng nhiếp ảnh, chia sẻ và nhận phản hồi sẽ giúp rèn luyện kỹ năng và mở rộng mạng lưới quan hệ trong ngành.
Quan trọng nhất là đam mê và sự kiên nhẫn trong việc học hỏi, thực hành và phát triển bản thân để xây dựng sự nghiệp nhiếp ảnh thành công.
Học nghề làm phim hoạt hình
Nên học nghề gì khi không có bằng cấp 3? Muốn làm hoạt hình và game thì có cần tốt nghiệp cấp 3 hay đại học không? Câu trả lời là không, bởi nhiều vị trí trong ngành hoạt hình chỉ đòi hỏi kỹ năng chuyên môn.
Bạn có thể học nghề này thông qua các khóa đào tạo hoặc trung tâm đào tạo nghề chuyên về hoạt hình. Trong quá trình học, bạn sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về vẽ, thiết kế nhân vật, bối cảnh, kỹ xảo và các phương pháp diễn hoạt.
Dưới đây là một số công việc để tham gia vào quy trình sản xuất hoạt hình:
- Hoạt họa viên (Animator): Tạo ra sự chuyển động và hoạt động cho các nhân vật và đối tượng trong hoạt hình.
- Thiết kế nhân vật (Character Designer): Tạo ra các nhân vật độc đáo, đáng yêu và phù hợp với câu chuyện.
- Thiết kế môi trường (Environment Designer): Tạo ra các bối cảnh và cảnh quan đẹp mắt, tương thích với câu chuyện.
- Thiết kế storyboard (Storyboard Artist): Vẽ ra các khung hình thô sơ để phác thảo cốt truyện và cảnh quay trong phim hoạt hình.
- Kỹ xảo hoạt hình (Animation Effects Artist): Tạo ra các hiệu ứng đặc biệt như lửa, nước, ánh sáng, ánh sáng mặt trời, và các yếu tố khác để tăng cường sự chân thực và thú vị của hoạt hình.
- Thiết kế âm thanh (Sound Designer): Tạo ra hiệu ứng âm thanh, nhạc nền và các yếu tố âm thanh khác để tạo không gian âm thanh cho hoạt hình.
- Biên kịch (Screenwriter): Viết kịch bản, xây dựng câu chuyện và cấu trúc nội dung cho phim hoạt hình.
- Đạo diễn (Director): Lãnh đạo và điều hành quá trình sản xuất hoạt hình, đảm bảo rằng tất cả các phần tử được thể hiện theo ý đồ của đội ngũ
Bạn nên tìm học các trung tâm, đơn vị đào tạo uy tín để theo học vì đây là một ngách khá đặc thù và khá mới tại Việt Nam. SConnect Academy tự hào là cơ sở đào tạo tiên phong nhân lực ngành hoạt hình ở nước ta. Với thế mạnh có đội ngũ giảng viên là các chuyên gia kinh nghiệm trong ngành hoạt hình 2D và 3D. Công ty tổng SConnect sở hữu loạt tựa phim hoạt hình ăn khách trên toàn thế giới, có thể kể đến như: Wolfoo, Fairy Tales, Bearee, Woa Luka, Clay Mixer, Max’s Puppy Dog, Woa Monster School.
>>Xem thêm: Kinh doanh trên nền tảng Youtube đạt doanh thu “khủng” 2023
Kết luận
Bài viết “Nên học nghề gì khi không có bằng cấp 3 để thu nhập ổn định?” đã tổng hợp và phân tích các nghề học cho những bạn nghỉ học sớm. Có thể thấy, chúng ta có rất nhiều cơ hội để học tập và theo đuổi đam mê của bản thân. Điều quan trọng là giữ vững được đam mê đó, không ngừng phấn đấu và rèn luyện kỹ năng.
SConnect Academy hy vọng các bạn đã có được những thông tin hữu ích qua bài viết. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Học viện, cũng như có câu hỏi cần giải đáp về chương trình đào tạo của chúng tôi. Hãy liên hệ ngay để được chúng tôi hỗ trợ theo thông tin bên dưới nhé!
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO HOẠT HÌNH QUỐC TẾ SCONNECT
Địa chỉ:
- Hà Nội: Tòa nhà BFT (Toronto), ngõ 286 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
- TP.HCM: 139 Hồng Hà, Phường 9, Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Website: https://sconnect.edu.vn
Fanpage: Facebook.com/sconnect.edu.vn
Hotline: 090 843 78 87
Email: [email protected]