Trong ngành sản xuất phim hoạt hình hiện đại, Storyboard là một khâu quan trọng trong quá trình Pre-production (Tiền sản xuất). Đây là thành phần được áp dụng thường xuyên trong quá trình sáng tác mọi thứ liên quan đến chuyển động và thị giác như: Điện ảnh, sân khấu, truyện tranh, phim hoạt hình…
Vậy storyboard là gì? Tầm quan trọng của Storyboard trong sáng tạo nội dung và diễn hoạt phim như thế nào? Hãy cùng Sconnect Academy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Storyboard là gì?
Để trả lời cho khái niệm “Storyboard là gì” thì chúng ta cần hiểu: Storyboard là một kịch bản hình ảnh, một loạt các hình vẽ hoặc hình ảnh được sắp xếp theo trình tự nhất định để tạo thành một câu chuyện hoặc một kịch bản cho một sản phẩm như: phim, trò chơi, quảng cáo, điện ảnh,…
Storyboard được sử dụng để trình bày các ý tưởng, cảnh quay, hình ảnh, màu sắc, âm thanh và các chi tiết khác trong một video hoạt hình. Qua đó giúp những người sáng tạo có được cái nhìn tổng thể, đồng thời giúp cho việc sản xuất trở nên thuận lợi hơn.
Vẽ storyboard là gì? Vẽ Storyboard là công đoạn vẽ tay hoặc bằng các phần mềm thiết kế đồ họa các Sketch trên các khung hình. Bản vẽ này sẽ cho phép bạn xác định các cảnh quan trọng nhất của câu chuyện và sắp xếp chúng theo thứ tự sự kiện. Các khung hình sẽ đại diện cụ thể cho mỗi cảnh, một khoảnh khắc diễn ra trong đó.
Vai trò của Storyboard là gì trong sản xuất phim?
Storyboard có vai trò cực kì to lớn và quan trọng trong sản xuất phim hoạt hình. Nó được coi là nền tảng để có thể xây dựng được dự án trong ngành diễn hoạt Để hình dung dễ dàng hơn về lý do tại sao Storyboard cần khi sản xuất phim. Cụ thể:
Chia sẻ ý tưởng của bạn một cách tốt nhất
Để có thể truyền đạt tốt nhất những ý tưởng sáng tạo, các nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng, con người sẽ nhanh chóng và dễ dàng tiếp nhận các thông tin dưới dạng hình ảnh hơn là dưới dạng văn bản. Do vậy, để có thể thực hiện công đoạn sản xuất phim một cách hiệu quả nhất, sử dụng Storyboard là giải pháp thay thế hoàn hảo.
Khi sử dụng Storyboard, mọi ý tưởng của bạn sẽ được chuyển đổi và cụ thể hóa dưới dạng hình minh họa thể hiện tại từng khung hình, giúp người xem có thể tiếp nhận, hình dung và nắm bắt được mạch của câu chuyện hơn. Qua đó, đội ngũ sản xuất phim sẽ theo sát mạch cốt chuyện và không bỏ lỡ các tình tiết quan trọng, giúp mọi người hiểu nhau và bắt nhịp ăn ý hơn.
Sản xuất dễ dàng hơn
Với Storyboard, bạn có thể lập kế hoạch sản xuất, bao gồm tất cả hình ảnh, tạo hình nhân vật, ghi chú liên quan đến sản phẩm mà kịch bản văn bản không thể truyền tải hết mọi nội dung hay ý tưởng được.
Do vậy, để sản xuất dễ dàng hơn, sử dụng Storyboard chính là lựa chọn tối ưu nhất. Storyboard mang lại sự liền mạch, ngắn gọn súc tích trong việc xây dựng và truyền đạt ý tưởng, giúp người xem có thể hình dung trực quan hơn, dễ dàng theo sát diễn biến câu chuyện. Qua đó, việc sản xuất được tiến hành nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả cao.
Ngoài ra, nhờ sự liên kết giữa các hình minh họa trong những khung hình của Storyboard giúp bạn không bị lỡ mất các phân cảnh quan trọng trong quá trình sản xuất phim. Hơn nữa, khi cần chỉnh sửa hoặc thay đổi những ý tưởng trong kịch bản, Storyboard giúp bạn bổ sung một cách nhanh chóng mà không cần phải xem lại cả một đoạn dài.
Tiết kiệm thời gian
Từ những đặc trưng là dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ theo dõi mà Storyboard còn có vai trò rất uqan trọng nữa là tiết kiệm thời gian sản xuất phim, chỉnh sửa hậu kỳ, hiệu ứng đi kèm,… Không những thế, việc sử dụng các hình minh họa trong các khung hình của Storyboard tạo ra sức hấp dẫn mới, giúp bạn dễ dàng “nảy ra” những ý tưởng sáng tạo, sản xuất ra những thành phẩm mang lại những trải nghiệm và chất lượng tốt nhất. Đây là điều có lẽ khi chỉ sử dụng các kịch bản thông thường khó có thể mang lại được.
Quy trình sản xuất một storyboard là gì?
Quy trình sản xuất môt storyboard cần trải qua 4 bước cơ bản thông dụng nhất, các bạn cùng tìm hiểu ngay qua các bước dưới đây:
Bước 1: Lên kịch bản và tạo Timeline
Để có một video hoạt hình hoàn chỉnh, việc đầu tiên mà bạn cần làm trước khi bắt tay vào sản xuất, đó là phải có ý tưởng và kịch bản hoàn chỉnh. Trong đó bao gồm: cốt truyện, nội dung chính video, điểm nhấn, nhân vật, ý tưởng sáng tạo, bối cảnh mà bạn muốn thực hiện. Việc lập một kịch bản chi tiết sẽ giúp bạn xác định được các yếu tố nhỏ khác trong quá trình quay: khung hình, phân cảnh diễn, thời gian…
Sau khi đã có kịch bản cụ thể, bạn cần phải thiết lập một timeline còn giúp sắp xếp các phân cảnh theo mốc thời gian cụ thể, nhằm điều chỉnh những chi tiết trong video theo đúng ý đồ của người xây dựng.
Đọc thêm: 2D ANIMATION là gì? Quy trình làm phim hoạt hình 2D
Bước 2: Xác định các cảnh quay quan trọng có trong kịch bản
Để có thể sản xuất thành phẩm có thể truyền đạt được những ý tưởng, bạn cần phải chắt lọc các ý chính trong nội dung kịch bản. Đó chính là những cảnh quay quan trọng mà bạn sẽ đưa vào Storyboard.
Trong quá trình thực hiện, hãy vẽ một loạt các hình chữ nhật trên một mảnh giấy hoặc trên phần mềm thiết kế đồ họa để bạn có thể tạo một dải truyện tranh. Mỗi khung hình này tương ứng với một cảnh quay, hãy đảm bảo rằng bạn có chỗ cho các ghi chú hoặc dòng script (Mô tả càng ngắn gọn, không dài dòng, tránh tạo cảm giác rối mắt khó chịu).
Bước 3: Chọn Công Cụ Storyboarding
Để nhằm tối ưu hóa quá trình tạo sản phẩm, việc chọn lựa công cụ storyboarding là yếu tố vô quan trọng. Theo đó, bạn có thể lựa chọn hình thức phù hợp và thuận tiện nhất với yêu cầu công việc, khả năng của bản thân. Trên các công cụ này, bạn có thể tùy chỉnh kích thước khung vẽ, loại bút vẽ, nét, màu sắc,… Bạn có thể chọn những công cụ Storyboarding phù hợp như: Adobe Photoshop, Storyboarder, FrameForge, Boardfish,…
Bước 4: Phác Thảo Hình Ảnh
Tùy thuộc vào khả năng vẽ của chính mình mà bạn có thể tự do phác họa các ký tự để minh họa về sản phẩm. Bạn không cần vẽ quá đẹp, chú ý nhiều đến tiểu tiết mà chỉ cần tập trung làm sao cung cấp đầy đủ hình ảnh để người xem có thể dễ hình dung được khung hình chung, nhân vật có trong kịch bản…, đồng thời thể hiện được những nội dung chính cần truyền tải.
==> Bạn là người mới, chưa biết bắt đầu làm phim hoạt hình từ đâu, đăng kí tham gia ngay khóa học 2D Animation và khóa học 3D Animation tại Sconnect Academy. Khóa học sẽ giúp bạn thỏa sức sáng tạo làm ra những bộ phim hay của chính mình, ngoài ra lúc nào bạn hoàn toàn có cơ hội để ứng tuyển tại các công ty làm phim hoạt hình hàng đầu việt nam.
Những lưu ý khi tạo storyboard
Vẽ Storyboard là công đoạn rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Để có thể tạo ra một Storyboard hoàn chỉnh và truyền đạt tốt ý tưởng của mình, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Trong quá trình vẽ, cần sử dụng các hình chữ nhật có cùng tỷ lệ khung hình với video.
- Xác định rõ nội dung cốt truyện, nhân vật, môi trường, thời gian và tình huống để có thể vẽ storyboard được chính xác và rõ ràng.
- Tìm hiểu kỹ các kiểu quay phim tiêu chuẩn được sử dụng trong quá trình sản xuất video để xác định cách vẽ trước khi bạn bắt đầu.
- Để các tấm hình Storyboard lên không gian 3D để làm cho các chủ thể trong đó có thể xuất hiện rõ ràng và đầy đủ hơn.
- Cắt nhỏ và kết hợp lại các bảng phân cảnh của bạn để chơi theo trình tự và tường thuật. Bằng cách này sẽ không có gì bị bỏ sót trong quá trình sản xuất.
- Ghi chú thêm thông tin: Ngoài các bức tranh, bạn nên thêm các ghi chú thêm thông tin như động tác, âm thanh, giọng nói, màu sắc, ánh sáng và các chi tiết khác để giúp đạo diễn và các thành viên khác trong nhóm sản xuất hiểu rõ hơn về ý tưởng của bạn.
Tổng kết
Bài viết trên đã giúp bạn phần nào trả lời được câu hỏi “Storyboard là gì” và vai trò của storyboard trong quá trình sản xuất nội dung – sản phẩm diễn hoạt. Nếu bạn muốn hiểu sâu hơn quy trình sản xuất storyboard và muốn trở thành một nhà làm phim chuyên nghiệp, khoá học do Sconnect Academy cung cấp sẽ giúp bạn có kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu để có thể tự mình làm ra những sản phẩm ấn tượng nhất nhé!
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO HOẠT HÌNH QUỐC TẾ SCONNECT
Địa chỉ :
+) Hà Nội: Tòa nhà Toronto, ngõ 280 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
+) TP.HCM: 139 Hồng Hà, Phường 9, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Fanpage: https://www.facebook.com/sconnect.edu.vn
Email: [email protected]
Hotline: 0961355069 – Ms. Huyen; 0963125612 – Ms. Nguyet