Thuyết con Nhím là gì? Từ trước đến nay, lựa chọn ngành nghề hay trường đại học phù hợp với bản thân chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là các bạn trẻ đang trong giai đoạn cuối cấp học. Thậm chí, trong vài trường hợp, sinh viên sau khi tốt nghiệp rồi mà việc chọn nghề vẫn tiếp tục là một câu hỏi gây “đau đầu”, khi mà các bạn chưa có nhiều trải nghiệm thực tế.
Phải đối mặt với hàng ngàn thông tin trên mạng xã hội, liệu các bạn có đủ tự tin rằng sẽ chắt lọc được thông tin hữu ích cho sự lựa chọn của bản thân? Đây là lúc bạn nên áp dụng “khóa học” trong quá trinh chọn trường, chọn ngành của mình? Thuyết Con nhím sẽ là “công cụ hỗ trợ bạn điều đó! Hãy cùng Sconnect Academy tìm hiểu nhé!
Thuyết con Nhím là gì?
Nguồn gốc của Thuyết con Nhím là?
Thuyết con Nhím có nguồn gốc từ câu chuyện ngụ ngôn của Hy Lạp giữa một con cáo với một chú Nhím. Con cáo tuy thông minh và ma mãnh tuy nhiên sự tập trung của nó lại dễ bị phân tán. Còn chú nhím kia, mặc dù khá chậm chạp và không ồn ào như con cáo, nhưng chú lại hiểu rõ nhất về thế mạnh của nó. Do đó, hết lần này đến lần khác con cáo luôn bị chú nhím đánh bại trong mọi cuộc đấu trí.
Từ đây, câu chuyện ngụ ngôn đã dạy cho chúng ta một bài học thực tế rằng: Hãy luôn tập trung và phát huy vào một điểm mạnh duy nhất của bản thân, bởi điều đó sẽ tạo cho bạn một “vũ khí” đắc lực nhất sẽ giúp bạn có lợi thế để cạnh tranh hơn, đồng thời giành nhiều khả năng chiến thắng hơn so với đối thủ.
Khái niệm Thuyết con Nhím
Thuyết con nhím (Hedgehog Concept) là một khái niệm trong quản lý và đạt mục tiêu do tác giả Jim Collins đề xuất trong cuốn sách nổi tiếng “Good to Great”. Theo khái niệm này, để đạt được thành công bền vững, các bạn nên tập trung vào ba yếu tố cốt lõi, đó là:
Đam mê (Passion): Tìm ra điều mà bạn đam mê và thực sự tài năng trong đó.
- Sự khác biệt (Differentiation): Tìm ra điều mà bạn có thể làm tốt hơn bất kỳ ai khác trên thị trường.
- Sự hiểu biết (Understanding): Tìm hiểu những gì bạn có thể kiểm soát và phát triển tốt nhất, và tập trung vào điều đó.
Khi các học sinh vào ba yếu tố này và tìm ra sự giao thoa giữa chúng, họ có thể tạo ra một điểm đột phá để trở thành những tổ chức vượt trội và đạt được thành công bền vững. Thuyết con nhím ám chỉ rằng, tương tự như con nhím cố gắng tìm cách bảo vệ bản thân khỏi sự tấn công bằng cách cuộn tròn và dùng lông đốm để tạo ra một lớp vỏ bảo vệ, các bạn cũng cần tập trung vào những điểm mạnh của mình để bảo vệ khỏi sự cạnh tranh và đạt được thành công.
Áp dụng thuyết con nhím trong hướng nghiệp
Giữa rất nhiều phương pháp và hình thức hướng nghiệp đa dạng, thuyết con nhím vẫn có chỗ đứng riêng. Thông qua đánh giá dựa trên Thuyết con nhím, giáo viên và phụ huynh có thể giúp học sinh xây dựng được nhận thức về cuộc sống cũng như nghề nghiệp. Từ đó, học sinh sẽ chọn được công việc đúng sở thích, phù hợp với năng lực và sát với thị trường việc làm hơn.
Các bước áp dụng thuyết con nhím trong hướng nghiệp
Khám phá “điều học sinh thích”
Xác định điều yêu thích với một số câu hỏi gợi ý như sau:
– Học sinh có hứng thú đặc biệt với môn học gì ở trường?
– Học sinh có sở thích hay đam mê tìm hiểu về lĩnh vực gì?
– Việc gì khiến học sinh say mê làm quên thời gian?
Xác định “thứ học sinh giỏi”
Xác định những lĩnh vực học sinh có khả năng vượt trội, từ đó liên hệ đến các lĩnh vực, ngành nghề liên quan. Ví dụ nếu học sinh thường đạt điểm cao môn toán, có thể tính nhẩm nhanh khi đi mua sắm thì rất có thể học sinh có khả năng phân tích logic về số liệu, có thể lựa chọn các nghề nghiệp phù hợp như kế toán, kiểm toán, phân tích tài chính…
Tìm hiểu “thứ xã hội cần”
Dù có đam mê hay năng lực về lĩnh vực gì, thì lựa chọn nghề nghiệp của học sinh cũng cần phù hợp với nhu cầu của xã hội. Nói cách khác, ngoài chuyện giúp học sinh xác định đam mê và năng lực của mình, giáo viên, cha mẹ cũng nên cập nhật thường xuyên xu hướng về nghề nghiệp trong xã hội, để có cái nhìn thực tế hơn.
Tìm hiểu thông tin về thị trường lao động và nhu cầu xã hội là yếu tố quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp cho bản thân
Tìm điểm giao thoa – “nghề nghiệp lý tưởng”
Đây là bước quan trọng nhất trong Thuyết con nhím. Dựa trên ba yếu tố (tương ứng với ba bước) nêu trên, cha mẹ cùng con lựa chọn ra nghề nghiệp phù hợp nhất.
Chẳng hạn, theo ví dụ đã đề cập ở trên, nếu con thích tính nhẩm nhanh, và hay được điểm cao trong môn toán, con có thể theo một trong các ngành như kiểm toán, kế toán, phân tích tài chính… Hiện tại, nghề phân tích tài chính đang có xu hướng đi lên khi ngày càng nhiều công ty cần nhân sự phân tích và tối ưu tài chính doanh nghiệp. Trong khi đó, thị trường hiện đã thừa nhân lực về kế toán, kiểm toán. Vậy nên, nghề nghiệp thích hợp cho con và giúp con bớt được cạnh tranh, cũng như tăng cơ hội phát triển sự nghiệp chính là nghề phân tích tài chính.
Tất nhiên, không phải lúc nào cũng có thể tìm được điểm giao thoa phù hợp. Chẳng hạn như con đam mê tìm hiểu về lịch sử và có kết quả học tập khá cao cho môn này. Thế nhưng, các ngành về lịch sử lại có rất ít cơ hội việc làm và có nhu cầu nhân sự không cao. Trong trường hợp này, thay vì làm nhà sử học, cha mẹ có thể linh hoạt giúp con tham khảo các ngành có liên quan đến lịch sử như làm về văn hoá trong các tổ chức phi chính phủ. Các vị trí về lịch sử – văn hóa trong tổ chức phi chính phủ sẽ giúp con tiếp cận được nhiều cơ hội hơn trong tương lai, mà vẫn thỏa mãn sở thích ban đầu của con.
>>Xem thêm: Nếu không học đại học thì làm gì
Đánh giá, điều chỉnh lại bản thân
Sau khi đã xác định điểm giao thoa (nghề nghiệp đã chọn), giáo viên/ phụ huynh cần giúp học sinh đánh giá định kỳ lựa chọn của mình so với ba yếu tố còn lại theo gợi ý sau:
Thứ học sinh thích: học sinh có còn yêu thích nghề mình chọn hay không?
Thứ học sinh giỏi: học sinh có còn duy trì kết quả học tập cho các môn có liên quan đến nghề đó tốt hay không? Học sinh có còn tự trau dồi kiến thức về các môn học đó hay không?
Thứ xã hội cần: Nghề mà học sinh chọn hiện đang có chiều hướng phát triển hay không
Từ kết quả đánh giá định kỳ, giáo viên/phụ huynh có thể cùng học sinh đưa ra điều chỉnh bản thân sao cho phù hợp với cả ba yếu tố trên.
Kết luận
Tóm lại, áp dụng thuyết con nhím trong hướng nghiệp của học sinh đòi hỏi sự cân nhắc và định hướng đúng đắn từ người thầy và người hướng dẫn, để giúp học sinh phát triển kỹ năng tự lập và độc lập, đồng thời tạo mối quan hệ tốt với những người khác trong cùng lĩnh vực để học hỏi kinh nghiệm và kiến thức. Hy vọng rằng, bài viết trên của Sconnect Academy đã giúp bạn có thêm thông tin về thuyết con Nhím – một phương pháp giúp các bạn lựa chọn hướng nghề nghiệp phù hợp cho tương lai.
Tuy nhiên, nếu sử dụng mỗi học thuyết này là chưa đủ. Các bạn còn cần hiểu rõ hơn về bản thân và dựa trên nhiều phương pháp khác để có thể đưa ra quyết định đúng đắn về nghề nghiệp, cũng như con đường học vấn, sự nghiệp của mình sau này.
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO HOẠT HÌNH QUỐC TẾ SCONNECT
– Địa chỉ:
+) Hà Nội: Tòa nhà Toronto, ngõ 280 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
+) TP.HCM: 139 Hồng Hà, Phường 9, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
– Fanpage: https://www.facebook.com/sconnect.edu.vn
– Email: [email protected]
– Số điện thoại: 0961355069 – Ms. Huyen
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO HOẠT HÌNH QUỐC TẾ SCONNECT
Sconnect Academy – https://sconnect.edu.vn/