Trong cuộc sống hiện nay, thế giới điện ảnh – phim truyền hình đang ngày càng phát triển và nhận được sự quan tâm vô cùng lớn từ phía các khán giả. Chính vì thế, biên kịch đã trở thành ngành nghề “hot” hơn bao giờ hết trong giai đoạn này. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng tạo ra sự cạnh tranh lớn trên thị trường giải trí, đòi hỏi những “cây viết “ phải biết cách sáng tạo và viết kịch bản phim sao cho hấp dẫn nhất.
Nếu bạn là người mới “bước chân” vào nghề biên kịch, hãy tham khảo những bí quyết viết kịch bản phim thành công mà dân chuyên sử dụng trong bài viết của Sconnect Academy chia sẻ dưới đây nhé!
Viết kịch bản phim là gì?
Kịch bản phim là tài liệu viết mô tả các nội dung trong một bộ phim, bao gồm: phân cảnh, các hành động, đoạn hội thoại, nhân vật, thời gian và không gian,… Viết kịch bản phim được coi là khâu đầu tiên của việc sản xuất ra một bộ phim, có thể được chuyển thể (mô phỏng theo) một tác phẩm khác như: truyện ngắn, vở kịch, tiểu thuyết, vở kịch hay có thể là một tác phẩm gốc. Nó bao gồm kịch bản phim truyền hình và kịch bản phim điện ảnh.
Tầm quan trọng của viết kịch bản phim
Viết kịch bản phim là một bước quan trọng trong quá trình sản xuất phim và các sản phẩm nghê thuật khác, nó giúp định hình cốt truyện và nhân vật, xác định các cảnh quay, tạo ra những đoạn hội thoại và định hình tâm lý cho nhân vật. Dưới đây là tầm quan trọng của việc viết kịch bản phim:
- Xác định cốt truyện và nhân vật: Viết kịch bản phim giúp cho các nhà sản xuất phim biết được cốt truyện của bộ phim, bao gồm sự phát triển của nhân vật và các sự kiện chính của câu chuyện. Đồng thời, nó giúp đạo diễn hay chính những người xem có thể định hình nhân vật như: tính cách, hành động, tình cảm, lối sống và địa vị xã hội,…
- Định hình tâm lí của nhân vật: Viết kịch bản phim giúp định hình tâm lí nhân vật sao cho chân thực nhất đói với người xem, tạo cảm xúc, suy nghĩ và hành động giống với bản chất thật của một người, giúp cho các diễn viên có thể thể hiện nhân vật của mình một cách chính xác nhất.
- Xác định các cảnh quay: Viết kịch bản phim cũng giúp định hình các cảnh quay về địa điểm, nội dung, cách thức thực hiện. Từ đó giúp nhà sản xuất phim có thể định hình phong cách tác phẩm của mình như: cách thức quay phim, ánh sáng và âm thanh.
Nếu bạn có dự định hoặc đam mê với lĩnh vực Biên kịch và xây dựng kịch bản phim, hãy tham khảo thêm thông tin chi tiết nhất tại: Biên kịch là gì? Học ở đâu? và những bí mật xoay quanh
Cấu trúc khi viết kịch bản phim
Cấu trúc khi viết kịch bản phim tiêu chuẩn sẽ bao gồm có những nội dung chính sau:
Tiêu đề phân cảnh (Scene heading)
Tiêu đề phân cảnh là phần mở đầu của cảnh phim (hay còn gọi là Scene heading). Trong phần này, người xem sẽ được biết nội dung cảnh quay được diễn ra lúc nào và ở đâu. Ví dụ, với tiêu đề “NAM – TRONG PHÒNG KHÁCH – BUỔI TRƯA” người xem có thể biết phân cảnh diễn ra là, Nam đang ở trong phòng vào buổi trưa (ban ngày).
Tiêu đề phân cảnh thường được viết hoa hoặc in đậm. Ngoài ra, thực tế một số biên kịch sẽ sử dụng Tiêu đề phân cảnh kết hợp với Phụ đề (Subheading) để xây dựng chi tiết bố cục từng cảnh.
Hành động (Action lines)
Hành động là phần phần mô tả chuyển động của nhân vật trong cảnh hoặc bất kỳ sự vật gì người xem có thể thấy. Trong cấu trúc kịch bản, Action Lines luôn được viết ở thì hiện tại.
Lời thoại (Dialogue)
Để viết một kịch bản phim hoàn chỉnh thì chắc chắn không thể thiếu lời thoại. Tất cả đều phải được trình bày chi tiết trong mọi phân cảnh được diễn ra. Đặc biệt, dù là đối thoại hay thuyết minh (Voiceover) đều phải được viết trong kịch bản. Hội thoại sẽ nằm ở giữa trang, cách 3 – 4cm so với lề trái. Ngoài ra, các nhà biên kịch có thể thêm bên cạnh tên nhân vật bằng các cụm từ viết tắt để thể hiện rõ vai trò từng loại lời thoại, bao gồm: V.O (voiceover), O.C (off camera). hay O.S (off screen).
Nhân vật (Characters)
Nhân vật cần được giới thiệu trước khi viết kịch bản phim, dù là nhân vật chính hay nhân vật phụ (trừ các tuyến nhân vật quần chúng). Khi xây dựng kịch bản phim, phần nhân vật sẽ được giới thiệu đầy đủ các thông tin như: họ tên, tuổi, diện mạo, tính cách,… Điều này sẽ giúp người đọc kịch bản có thể phác hoạ được chân dung tuyến nhân vật một cách chi tiết nhất, từ đây tạo tiêu chuẩn để tìm kiếm diễn viên phù hợp.
Chú giải (Parentheticals) khi viết kich bản phim
Phần chú giải khi viết kịch bản phim giúp làm rõ các bối cảnh và hội thoại được một cách chi tiết nhất. Qua đó giúp các đạo diễn và nhà sản xuất nắm rõ diễn biến cốt truyện xảy ra như thế nào. Phần này sẽ được bổ sung vào các phần đoạn ngắt trong kịch bản.
7 quy tắc viết kịch bản phim cần nhớ
Càng ngắn càng tốt
Một bộ phim ngắn có thể có độ dài từ 15 giây đến 45 phút. Hãy cố gắng viết kịch bản phim của bạn càng ngắn càng tốt, bởi vì một bộ phim có thời lượng ngắn, chi phí làm phim sẽ được giảm thiểu tối đa. Ngược lại, nếu bộ phim của bạn dài, nó sẽ chiếm nhiều thời lượng trình chiếu, nhiều phân đoạn nếu quá dài dông sẽ khiến khán giả trở nên chán nản và mất hứng thú xem tiếp các phân đoạn phia sau, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng phim.
Bạn hãy luôn tạo ra cảm xúc đặc biệt cho người xem chỉ trong một vài phút ngắn ngủi.
Cố gắng thực tế khi sáng tác và viết kịch bản phim
Các biên kịch thường xem kịch bản là nơi họ có thể thỏa sức sáng tác với vô vàn ý tưởng, suy nghĩ của bản thân. Tuy nhiên, một điều mà bạn cần ghi nhớ khi viết kịch bản đó là không nên bỏ qua những yếu tố sát với thực tế cuộc sống. Có những phân cảnh mà bạn hình dung trong suy nghĩ sẽ rất đẹp, nhưng nếu bạn không phải là một đạo diễn, diễn viên hay một nhà quay phim chuyên nghiệp, thông thạo với các kỹ xảo thì việc cắt bỏ những phân cảnh khó khả thi đó đều dễ dàng xảy ra.
Kể bằng hình ảnh
Một quy tắc quan trọng dành cho các biên kịch đó chính là những câu chuyện bằng hình ảnh. Bởi thông qua đó, bộ phim sẽ truyền tải tới cho người xem những góc nhìn đặc sắc nhất. Biên kịch sẽ đưa những hình ảnh cụ thể để tạo nên những câu chuyện cho nhân vật của mình.
Tìm kiếm các khoảnh khắc giá trị
Nội dung và thời lượng chiếu của một bộ phim thường sẽ không thể nói lên hết giá trị của bộ phim mà bạn muốn gửi gắm. Thay vào đó, những khoảnh khắc đặc biệt xuất hiện trong phim sẽ để lại dấu ấn đậm nét đối với khán giả bởi tính cách khác biệt mà bộ phim đó đem đến.
Kể câu chuyện
Người xem thường đánh giá bộ phim hay thông qua nội dung mà bộ phim đó truyền tải chứ không phải qua thời lượng trình chiếu hay chỉ tập trung vào các tình tiết mới lạ, phá luật. Một bộ phim ngắn nếu biết cách thể hiện và hướng cho người xem đến những mục tiêu mà tác phẩm đang đề cập đến thì có thể dễ dàng chinh phục cảm xúc của khán giả, đưa tới những thành công nhất định trên thị trường giải trí.
Thu hút người đọc
Để có thể đưa các kịch bản thành những bộ phim điện ảnh, truyền hình thì trước tiên kịch bản đó cần thuyết phục được những người xem chúng, trước hết phải kể tới các đạo diễn, quay phim (Cameraman), diễn viên điện ảnh. Đây chính là những nhân vật góp phần “thổi hồn” biến kịch bản trở thành một tác phẩm hoàn chỉnh.
Coi chừng những điều cũ kỹ khi viết kịch bản phim
Ở rất nhiều bộ phim thường xuất hiện các chi tiết cũ được sử dụng lại nhiều lần trong tác phẩm. Rất nhiều nhà biên kịch cho rằng đó là một cách để tác phẩm của họ gây dựng sự chú ý. Tuy nhiên, thực tế thì lại ngược lại, bởi nó sẽ bị mất đi dấu ấn riêng cho tác phẩm nếu không biết tạo sự liên kết logic trong từng phân đoạn.
Kết luận:
Bài viết trên của Sconnect Academy đã chia sẻ cho bạn định hình được về “Viết kịch bản phim là gì” và những cách viết kịch bản phim ngắn hay, thú vị và hấp dẫn. Hy vọng rằng, bài viết thực sự hữu ích với bạn. Nếu bạn muốn hiểu sâu hơn quy trình sáng tác, phương pháp tạo dựng kịch bản chuyên nghiệp và muốn trở thành một nhà biên kịch, KHÓA HỌC BIÊN KỊCH do Sconnect Academy cung cấp sẽ giúp bạn có kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu để có thể tự mình làm ra những kịch bản nghệ thuật ấn tượng nhất nhé!
Sconnect Academy tự hào là trung tâm đào tạo Biên kịch chuyên nghiệp với nền tảng phát triển từ công ty mẹ là SCONNECT – cơ sở sản sản xuất & sáng tạo nội dung trên nền tảng giải trí nhanh số 1 tại Việt Nam .
Với giáo trình chuẩn Quốc tế kết hợp với trình độ giảng dạy chuyên môn cao, bám sát vào thực tiễn chuyên ngành, Sconnect Academy tự tin có thể giúp học viên:
– Nắm chắc kiến thức cơ bản về nghề biên kịch như: kịch bản, phân loại kịch bản, cấu trúc 3 hồi, các phương pháp rèn luyện cho nhà biên kịch thành thạo và nâng cao kỹ thuật viết ở các loại kịch bản trên nền tảng giải trí nhanh như Youtube, Facebook…
– Nâng cao kỹ năng sáng tạo ý tưởng bằng việc áp dụng những công thức giúp nâng cao năng suất viết kịch bản, xây dựng các ý tưởng mà chỉ khi tác giả có cảm hứng mới đặt bút được.
– Nâng tầm kết cấu mạch lạc, chặt chẽ, hấp dẫn trong câu truyện và phát triển khi viết kịch bản phim bằng các phương tiện: sự kiện, nhân vật, cấu trúc.
– Trau dồi kinh nghiệm rà soát kịch bản, gợi ý và biên tập kịch bản phát triển, sửa chữa ý tưởng kịch bản từ Chuyên gia/ Giảng viên Biên Kịch phim thực chiến.
– Hướng dẫn phương pháp tư duy dựa trên phân tích tâm lý người xem, lấy góc nhìn của công chúng làm trung tâm khiến chính người xem/ nghe/ đọc kịch bản đều bị cuốn vào câu chuyện do bạn viết lên.
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO HOẠT HÌNH QUỐC TẾ SCONNECT
– Địa chỉ:
+) Hà Nội: Tòa nhà Toronto, ngõ 280 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
+) TP.HCM: 139 Hồng Hà, Phường 9, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
– Fanpage: https://www.facebook.com/sconnect.edu.vn
– Email: [email protected]
– Số điện thoại: 0961355069 – Ms. Huyen; 0963125612 – Ms. Nguyet