Visual Art là gì? Visual Art là một thuật ngữ quen thuộc đã không còn xa lạ với “dân” Nghệ thuật hội họa. Tuy nhiên, những điều thú vị và cách ứng dụng Visual Art trong các lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày thì không hẳn ai cũng biết rò ràng nhát. Vậy Visual Art là gì? Điều gì đã tạo nên sức hút của nghệ thuật thị giác (Visual Art).
Hãy cùng Sconnect Academy theo dõi ngay trong bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích nhé!
Visual Art là gì?
Khái niệm “Visual Art là gì?”, Visual Art (hay còn gọi là Nghệ thuật thị giác) là một loại hình nghệ thuật mà trong đó sử dụng các yếu tố trực quan để truyền tải thông điệp và tạo ra sự ảnh hưởng đến người xem. Nghệ thuật thị giác xuất hiện chủ yếu ở các ngành sáng tạo.
Các hình thức nghệ thuật thị giác bao gồm hội họa, điêu khắc, đồ họa, chụp ảnh, trang trí nội thất, trang trí ngoại thất và các hình thức sáng tạo khác sử dụng hình ảnh và màu sắc để thể hiện tác phẩm. Đặc biệt, nghệ thuật thị giác còn có thể được sử dụng để thể hiện ý tưởng, tình cảm, văn hóa và lịch sử của một nền văn hóa hoặc cộng đồng.
Tầm ảnh hưởng của Visual Art
Visual Art xuất hiện từ những bức vẽ xa xưa nhất trong các hang động của thủy tổ loài người. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, ngày nay nghệ thuật thị giác đã trở nên muôn hình muôn vẻ và là một phần không thể thiếu của cuộc sống con người.
Visual Art hiện hữu ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Căn nhà bạn đang ở được thiết kế thế nào, tấm poster ca sĩ treo trên đường phố ra sao, hay thậm chí là chiếc váy hôm nay bạn mặc…. đều liên quan đến Visual Art. Visual Art là một phần quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật
Chúng ta đang sống trong thời đại của nghệ thuật thị giác và sức ảnh hưởng của nó ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác ngày càng nở rộ, từ thiết kế sân khấu nhạc kịch, poster, logo cho đến sáng tạo hình ảnh…
Tất cả đều mang đậm “hơi thở” của nghệ thuật, truyền cảm hứng mãnh liệt về sự cống hiến hết mình để cháy và theo đuổi đam mê của những người nghệ sĩ. Cũng từ đó mà nghệ thuật thị giác lan tỏa đến mọi ngóc ngách trong cuộc sống, tác động trực tiếp vào thị hiểu thẩm mỹ của từng cá nhân con người.
Visual Art bao gồm những lĩnh vực phổ biến nào?
Dưới đây là thông tin chi tiết các lĩnh vực của Visual Art:
Mỹ thuật
Mỹ thuật chính là một lĩnh vực điển hình khi nhắc đến Visual Art, đồng thời toàn bộ những bộ môn của mỹ thuật cũng là một phần quan trọng nằm trong nghệ thuật thị giác. Ngoài những thể loại phổ biến như tác phẩm hội họa, tác phẩm điêu khắc, tranh in, bản vẽ; mỹ thuật còn bao gồm các hoạt động liên quan đến nghệ thuật như sách minh họa, nghệ thuật đồ họa, thư pháp kiến trúc,…
Đây cũng là những ngành nghề được các bạn trẻ hiện nay dành nhiều đam mê và theo đuổi bởi tính ứng dụng cao và vai trò quan trọng trong đời sống.
>> Xem thêm tin tức liên quan: Digital painting là gì
Digital Art
Visual Art đóng vai trò quan trọng trong Digital Art bởi nó cho phép các nghệ sĩ tạo ra các tác phẩm số với tính thẩm mỹ cao. Nhờ các kỹ thuật và công cụ của Visual Art như màu sắc, ánh sáng, hình dạng và cấu trúc, nghệ sĩ có thể hiện ý tưởng của mình một cách sáng tạo và độc đáo.
Visual Art còn giúp cho các tác phẩm Digital Art trở nên đẹp mắt và thu hút người xem hơn, làm tăng tính tương tác giữa tác phẩm và người dùng.
Nghệ thuật đương đại
Nhắc đến Visual Art chắc chắn sẽ không thể bỏ qua lĩnh vực nghệ thuật đương đại. Có thể kể đến những loại hình có kết hợp các yếu tố hiện đại như assemble art – nghệ thuật kết hợp, conceptual art – nghệ thuật khái niệm, mixed media – phức hợp phương tiện truyền thông, collage art – nghệ thuật cắt dán ảnh, performance art – nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật sắp đặt,…Ngoài ra còn có thêm những hoạt động liên quan đến nghệ thuật đương đại như nhiếp ảnh, hoạt hình, video nghệ thuật,…
Nhắc đến nghệ thuật đương đại cũng không thể không nhắc đến các hoạt động của ngành công nghệ cao như đồ họa máy tính và Giclee. Một loại hình nghệ thuật thị giác khá độc đáo mà bạn nên biết đó là nghệ thuật địa hình hay còn gọi là môi trường mới (Land Art) bao gồm các hình thức nhất thời (ví dụ như tác phẩm điêu khắc băng tuyết) hay hình thức nghệ thuật được nhiều bạn trẻ yêu thích hiện nay như nghệ thuật vẽ tranh đường phố – graffiti.
Nghệ thuật trang trí và thủ công mỹ nghệ
Visual Art cũng bao gồm các ngành về trang trí và thủ công mỹ nghệ bao gồm các tác phẩm nghệ thuật như gốm sứ, nghệ thuật thảm, kính nghệ thuật. Làng nghề thủ công mỹ nghệ gốm Bát Tràng chính là một ví dụ điển hình cho loại hình nghệ thuật này.
Một số lĩnh vực khác
Ngoài những loại hình nghệ thuật phổ biến được nhắc đến phía trên, Visual Art còn được biết đến thông qua những lĩnh vực khác mang hơi hướng công nghệ hiện đại như thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang hay thiết kế nội thất. Không chỉ vậy, các loại hình mới của nghệ thuật hình thể như nghệ thuật tattoo, vẽ mặt hay vẽ cơ thể (body painting),…
Visual Art và Graphic Design – đâu là sự khác biệt?
Visual Art là một loại hình nghệ thuật có liên quan đến hội họa và thiết kế là chủ yếu. Bởi vậy nên một số người có sự nhầm lẫn giữa Visual Art và Graphic Design. Dưới đây sẽ là những phân tích cụ thể để giúp cho các bạn phân biệt được sự khác nhau giữa hai loại hình nghệ thuật này:
*) Xét về nguồn gốc bắt đầu:
Đối với loại hình Art sẽ mang biểu hiện về ý tưởng mới hoàn toàn, người nghệ sĩ sẽ đóng vai trò tạo mối liên kết giữa họ và các tác phẩm của mình để mang lại thông điệp, tình cảm thông qua tác phẩm.
Đối với hoạt động Design sẽ bắt nguồn từ những nhu cầu, mong muốn truyền đạt một thông điệp bất kỳ đến công chúng và được lên kế hoạch từ trước qua logo, khẩu hiệu, slogan,…
*) Xét về khía cạnh cảm hứng và động lực sáng tạo
Nhà nghệ thuật, họa sĩ sẽ mang đến cảm hứng thông qua cảm xúc và trải nghiệm của họ ở tác phẩm; cảm hứng của họ chính là nguồn động lực tác động lên hành động của mọi người.
Nhà thiết kế sẽ tạo ra sản phẩm của mình bằng ý định, ý tưởng được lên kế hoạch từ trước và đưa đến công chúng những nội dung thông điệp.
*) Xét về quá trình truyền tải thông điệp
Với người làm nghệ thuật, họ mang đến tác phẩm mà người xem có thể khó cảm nhận ngay từ đầu; cảm nhận của người xem sẽ phụ thuộc vào chính ý kiến cá nhân của mình.
Nhà thiết kế sẽ xác định mục đích với công việc của mình, và tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu người dùng.
Một số Visual Artist tài ba và tác phẩm nghệ thuật của họ
Nghệ sĩ Letterist Jessica Hische
Hische là một người nghệ sĩ thiết kế logo vô cùng nổi tiếng. Cô từng cho ra mắt cuốn sách dành cho trẻ em đầu tiên của mình, mang tên “Tomorrow I’ll Be Brave”. Cô đã truyền tải đến cho thế hệ trẻ một thông điệp vô cùng nhân văn: “Thật dễ hiểu nếu chúng ta đều không thành công trong mọi việc chúng ta làm. Không ai có thể có khả năng để chiến thắng tất cả. Nhưng điều quan trọng nhất chính là bản thân mỗi người phải không ngừng cố gắng.”
Như chính bản thân cô, nỗ lực từng ngày để thổi lửa vào từng tác phẩm nghệ thuật của mình, để rồi được công chúng đón nhận một cách trân trọng và ngưỡng mộ nhất.
Hische được những người yêu nghệ thuật biết đến nhiều từ bộ phim cô ấy thiết kế – Moonrise Kingdom của đạo diễn Wes Anderson được đề cử giải Oscar. Hay ở buổi triển lãm Color Factory, tác phẩm Paint the Town của cô đã “làm mưa làm gió” một thời, đến nỗi không có bất kì người dùng Instagram nào yêu thích chụp selfie lại có thể cưỡng lại được.
Nhà thiết kế sân khấu Es Devlin
Es Devlin đã nói về nghệ thuật của cô ấy như sau: “ Trong hơn 2 thập kỉ làm việc, một trong những thứ tôi từng khám phá được thường là : mọi vật đều được tạo ra để lấp đầy mảng khuyết cho những vật còn lại.” Thật vậy, với sở trường của mình là nghệ thuật điêu khắc động, cô đã lấp đầy tất cả mọi khoảng trống có thể trước mắt cô.
Devlin đã thiết kế cho hàng loạt các nhà hát lớn ở Anh bao gồm cả Royal Shakespeare. Ngoài ra, còn phải kể đến là các nhà đài, phim truyện, opera, chương trình thời trang và các ngôi sao nhạc rock. Được mệnh danh là nhà thiết kế sân khấu nổi tiếng nhất thế giới, cách thiết kế sân khấu tỉ mỉ và tinh tế của cô góp phần vào sự thành công các tour lưu diễn của Beyoncé, Kanye West, U2, Lady Gaga và Adele.
Vào năm 2012, cô là người đã thiết kế cho Lễ bế mạc Thế vận hội Luân Đôn và Lễ khai mạc Thế vận hội Rio vào 4 năm sau đó.
Nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia và nhà thiết kế Paul Fuentes
Fuentes là một nhà thiết kế đồ họa và phụ trách nội dung vô cùng nổi tiếng. Những hình ảnh về đồ ăn của Paul Fuentes đã nhận được những phản hồi tích cực từ mọi người. Anh từng tuyên bố: “Chỉ với một miếng sushi hay một mẩu hamburger, mục tiêu của tôi chính là phá vỡ những feed đầy nhàm chán trên Instagram của bạn, khiến bạn luôn mỉm cười khi thấy những hình ảnh được tôi đăng tải.
Tôi muốn nhắn nhủ với mọi người rằng thế giới tuyệt vời như thế nào bằng cách gửi đến những hình ảnh về món ăn, các loài động vật hay ngay cả đồ vật. Những hình ảnh này được mashup bằng sự tối giản kết hợp trên phông nền pastel.”
Fuentes nói thêm rằng : “Nguồn cảm hứng chính của tôi là sự hạnh phúc và đơn giản. Tôi muốn mang đến 1 sự mới mẻ khác về tính hài hước, do đó điều mà tôi cố gắng truyền tải chính là không quá làm phức tạp mọi thứ trong cuộc sống.”
Kết luận
Bài viết trên đâ của Sconnect đã tổng hợp những thông tin hữu ích về lĩnh vực Visual Art và những ưng dụng to lớn trong mọi “ngóc ngách” của cuộc sống .Đó chính là quá trình “thổi hồn” sự sống và niềm đam mê của người nghệ sĩ vào trong từng tác phẩm nghệ thuật của mình để chúng chạm tới trái tim của khán giả.
Hy vọng rằng, với những kiến thức đã chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết và phương pháp để áp dụng được vào trong quá trình làm việc của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm mục tiêu để trở thành một Visual Artist tài ba, hãy tham khảo và khám phá ngay khóa học Digital Art chuyên sâu của Sconnect Academy nhé!
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO HOẠT HÌNH QUỐC TẾ SCONNECT
– Địa chỉ:
+) Hà Nội: Tòa nhà Toronto, ngõ 280 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
+) TP.HCM: 139 Hồng Hà, Phường 9, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
– Fanpage: https://www.facebook.com/sconnect.edu.vn
– Email: [email protected]
– Số điện thoại: 0961355069 – Ms. Huyen; 0963125612 – Ms. Nguyet
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO HOẠT HÌNH QUỐC TẾ SCONNECT
Sconnect Academy – https://sconnect.edu.vn/