Hiện nay, công nghệ thông tin đang phát triển một cách “chóng mặt” trong xã hội. Rất nhiều các hoạt động dịch vụ quảng cáo, truyền hình, marketing, truyền thông,… đã không còn xa lạ với con người. Để đem hiệu quả và thu hút nhiều khách hàng nhất như vậy, một trong các phương pháp vô cùng hiệu quả hiện nay đó là làm sản xuất các sản phẩm video 2D. 2D Animation là một trong những ngành tiềm năng lớn ở Việt Nam dành cho các bạn trẻ có niềm đam mê hội họa, thiết kế.
Tuy nhiên, để trở thành một 2D Animator lại là việc không hề đơn giản chút nào. Hãy cùng Sconnect Academy – đơn vị đào tạo Animation 2D chuẩn quốc tế hàng đầu Việt nam tìm hiểu nhé!
2D Animation là gì?
2D Animation (hay còn gọi hoạt hình 2D, hoạt hình truyền thống) là nghệ thuật tạo chuyển động trong không gian hai chiều (chiều cao và chiều rộng). Hoạt hình 2D sẽ bao gồm những bức ảnh riêng lẻ được ghép lại với nhau theo trình tự thời gian nhất định để tạo ra ảo giác chuyển động. Các video animation 2D hiện đại có thể được vẽ tay thủ công hoặc sử dụng các phần mềm máy tính như Toonboom, Moho, After effect…. với công nghệ Frame by frame và công nghệ Rigging.
Yếu tố quyết định sự thành công của một video 2D Animation
- Nội dung câu chuyện: Nói đúng vào nội dung chính của câu chuyện và khắc họa những ý chính mà người xem muốn biết đến trong 3 giây đầu tiên. Từ đó giúp cho công chúng thấy được hình ảnh của họ trog sản phẩm 2D đó.
- Key visual (Bối cảnh và nhân vật): cần phải lựa chọn nhân vật phù hợp, khéo léo và sáng tạo với sản phẩm, tạo được liên kết giữa công chúng với video sản phẩm. Bối cảnh cần phải được xây dựng hợp lý,đúng thời điểm, phù hợp với nhân vật được chọn và liên quan mật thiết đến sản phẩm.
- Tình tiết: Tiết tấu và nhịp điệu của Video 2D cần nhanh, nhưng vẫn đáp ứng được đủ nội dung nhằm thuyết phục, lôi cuốn tâm trí công chúng.
- Chuyển động: Các diễn hoạt, cử chỉ và hoạt động của nhân vật hay bối cảnh lôi cuốn và mượt mà, tránh bị giật cục, đơ lag.
- Style của video 2D Animation (bao gồm: màu sắc, ngôn ngữ, âm thanh): cần thống nhất, có sự liên kết và đồng điệu với sản phẩm.
Xem chi tiết khóa học Animation 2D tại Sconnect Academy: https://sconnect.edu.vn/course/khoa-hoc-2d-animation/
Quá trình sản xuất dự án Animation 2D
Không có một quy trình sản xuất video 2D Animation chính xác áp dụng cho mọi trường. Tùy vào mục đích, lĩnh vực hay công ty mà quá trình sản xuất diễn hoạt 2D sẽ có sự thay đổi, điều chỉnh sao cho phù hợp. Tuy nhiên, Sconnect Academy sẽ đề cập đến những quá trình sản xuất 2D Animation phổ biến nhất được thường dùng trong các hãng phim hoạt hình.
Quá trình sản xuất 2D Animation cơ bản sẽ bao gồm 3 giai đoạn: Pre-production (Trước sản xuất), Production (sản xuất) và Post-production (Hậu kỳ). Sẽ có các công việc cụ thể khác nhau trong từng giai đoạn, từ đó làm nền tảng để tạo nên một tác phẩm 2D Animation hoàn thiện.
==> Đọc thêm: TOP những ngành nghề có thu nhập cao trong tương lai
Pre-production (Giai đoạn tiền sản xuất)
-
Tìm nguồn cảm hứng
Để tạo nên một sản phẩm hay thì yếu tố quyết định chính là nội dung cốt chuyện. Yếu tố cốt truyện đóng vai trò then chốt trong việc tạo nên một bộ video 2D Animation đặc sắc. Nếu yếu tố diễn hoạt 2D chưa đáp ứng đủ yêu cầu nhưng câu truyện truyền tải trong đó hay thì bộ phim đó vẫn thu hút được công chúng. Nhưng nếu ngược lạ, nếu yếu tố diễn hoạt 2D lôi cuốn, nhưng cốt truyện thì “dở tệ” thì rất khó để mọi người tiếp tục xem sản phẩm của bạn.
Để có một cốt chuyện hấp dẫn, bạn nên tìm một nguồn cảm hứng cho mình. Vậy cẩm hứng được lấy từ đâu? Cảm hứng có thể đến từ mọi nơi trong cuộc sống, như: một sự việc, một hành động, một cuốc sách, một bài hát,… Chỉ cần bạn kiên nhẫn tìm tòi, quan sát xung quanh một chút và tận dụng mọi thứ trong cuộc sống để lấy cảm hứng, tạo nên câu chuyện hoàn hảo của chính bạn.
-
Phát triển ý tưởng và Hoàn thiện kịch bản
Những người tham gia sản xuất video 2D Animation sẽ cùng họp bàn và đề xuất thêm nhiều ý tưởng để cốt chuyện có chiều sâu hơn và phù hợp với thị hiếu nhằm hấp dẫn với công chúng. Trong giai đoạn này, tất cả các bối cảnh, nhân vật và đoạn hội thoại sẽ được phát triển và hoàn thiện được kịch bản cuối cùng sao cho hoàn hảo nhất.
-
Lập kế hoạch sản xuất
Cũng giống như bao công việc khác, để sản xuất được một video hoạt hình 2D cũng cần có kế hoạch sản xuất rõ ràng. Đây chính là “Kim chỉ nam” hướng dẫn chi tiết các công việc cho nhân sự làm việc. Mọi người cần làm gì và cần phải đảm bảo những yêu cầu gì để tạo ra một sản phẩm 2D Animation hoàn chỉnh. Lập bảng kế hoạch rõ ràng sẽ giúp chúng ta phối hợp sản xuất chuyên nghiệp, nhanh chóng và hạn chế đến mức tối đa tổn thất không đáng có.
Production (Giai đoạn sản xuất)
-
Thiết kế
Sau khi hoàn tất kịch bản hoàn tất, công đoạn tiếp theo khi bắt đầu giai đoạn xản xuất đó chính là thiết kế. Nhiệm vụ của công đoạn thiết kế này là sáng tạo ra tất cả những gì có trong cảnh quay như: bối cảnh, nhân vật, môi trường theo nội dung cốt truyện…. Các bối cảnh hay nhân vật có thể được tạo hình bằng nhiều cách trong quá trình thiết kế, có thể từ các ảnh chụp hoặc sáng tạo. Đặc biệt, với nhu cầu tạo thương hiệu tạo ra sự độc nhất, thì công đoạn thiết kế sẽ cần rất nhiều thời gian để đáp ứng yêu cầu khách hàng.
-
Tạo Storyboard (Bảng phân cảnh)
Storyboard được hiểu đơn giản là một bản phác thảo hình vẽ giúp chúng ta hình dung về nhân vật và bối cảnh sẽ xuất hiện, chuyển động như thế nào trong từng phân cảnh của câu truyện.
-
Diễn hoạt
Sau khi đã thiết kế “mọi nguyên liệu” đễ sản xuất thì Diễn hoạt sẽ là công đoạn thực hiện hóa mọi ý tưởng. Có 2 nhóm sẽ đảm nhân công đoạn này. Một nhóm sẽ phụ trách các công đoạn tạo chuyển động và tư thế cho các đối tượng. Nhóm còn lại sẽ tạo nên các chuyển động trung gian, liên kết với các chuyển động chính, thường được gọi là các Inbetweener. Họ chính là những người tạo nên sự sắc nét, liên kết và mượt mà trong các chuyển động. Tất cả các nhóm luôn đảm bảo mọi thứ được thống nhất theo đúng hướng phát triển.
Post-production (Giai đoạn sản xuất hậu kỳ)
Đây là là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất dự án 2D Animation. Sau khi tạo ra diễn hoạt cho các đối tượng, Hậu kỳ sẽ làm tất cả những việc còn lại để tạo hoàn chỉnh cho một một sản phẩ. Các hoạt động này sẽ bao gồm: kỷ xảo hiệu ứng, phối màu, chỉnh màu, âm thanh, ánh sáng,… để mang đến những cảm xúc chân thực nhất đến công chúng.
Kỹ năng cần có để trở thành một 2D Animator
Để trở thành một 2D Animator chuyên nghiệp, đáp ứng mọi yêu cầu cơ bản của các nhà tuyển dụng thì bạn cần phải trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết sau:
- Kỹ năng thành thạo công nghệ: Hiện nay, mọi giai đoạn làm phim đều được công nghệ hóa và được thực hiện bằng máy tính, do đó, trang bị những kỹ năng hiểu biết, thành thạo các phần mềm công nghệ là điều cực kì quan trọng.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo & tư duy thẩm mỹ: 2D Animation là công việc liên quan đến sáng tạo nghệ thuật, người làm cần có tư duy sáng tạo và thẩm mỹ cao để tạo nên các tác phẩm đặc sắc thu hút khán giả. Hãy luôn rèn luyện, trau dồi phát triển tư duy sáng tạo và thẩm mỹ của mình hàng ngày nhé!
- Kỹ năng giao tiếp: Đây là kĩ năng đặc biết hỗ trợ bạn trình bày ý tưởng của mình và truyền đạt thông tin đến khách hàng.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Làm việc nhóm là yếu tố quyết định để tạo ra một tác phẩm 2D Animation thành công. Kỹ năng phối hợp trong công việc tốt sẽ giúp cho các 2D animator đạt được hiệu quả cao trong công việc.
- Kỹ năng tư duy và tưởng tượng hình ảnh tốt: Với tính chất công việc liên quan nhiều đến mặt hình ảnh, do đó mà 2D animation sẽ luôn đòi hỏi bạn phải là llà người có kỹ năng tư duy hình ảnh và tưởng tượng tốt. Nhờ đó mà các sản phẩm bạn tạo ra sẽ chất lượng, mãn nhãn và tăng hiệu suất công việc lên rất nhiều lần.
Nhu cầu nhân lực ngành 2D Animation
Thị trường Animation tại Việt Nam hiện nay sở hữu hơn 20 đơn vị sản xuất phim hoạt hình chuyên nghiệp, có thể kể đến như: Hãng phim hoạt hình Việt Nam, Sconnect, WOA Media, Vintata,…
Các đơn vị sản xuất phim hoạt hình liên tục có những chương trình tuyển dụng những Animator chuyên môn cao nhằm tạo nên các sản phẩm độc đáo cho thị trường Nước nhà.Ngoài ra, các nhà diễn hoạt 2D hoàn toàn có thể hợp tác làm việc với những doanh nghiệp quốc tế với khả năng ấn tượng của mình, nhận về những mức thu nhập ngàn đô. Có rất nhiều vị trídành cho các nhà 2D Animator:
- Chuyên viên dựng hình 2D (2D Modeller);
- Chuyên Viên tạo mô hình nhân vật 2D (2D Model Artist);
- Chuyên viên điêu khắc và làm vật liệu game 2D (2D Sculpture and texture);
- Chuyên viên diễn xuất nhân vật (Animator);
- Hoạ sĩ sáng tạo bố cục (Layout Artist);
Hơn nữa, dưới sự bùng nổ của hình thức video Marketing – quảng cáo hoạt hình trong những năm gần đây, khiến các doanh nghiệp Việt Nam nhận ra tiềm năng thu hút truyền thông của các loại phương tiện đồ họa hoạt hình này và đang áp dụng trong nhiều chiến dịch Nhận diện thương hiệu. Từ đó, đem đến các cơ hội việc làm cho các Animator 2D có kỹ năng tay nghệ cao.
Theo thống kê từ trang Salary Explorer năm 2020, mức lương của một 2D Animator tại Việt Nam trung bình vào khoảng 13.800.000 – 20.300.000VND/tháng. Đó thực sự là một mức lương vô cùng hấp dẫn cho giới trẻ đam mê sáng tạo hoạt hình.
Kết Luận
Hy vọng bài viết trên đây Sconnect.edu.vn giúp các bạn giải đáp thắc mắc về 2D Animation cũng như những thông tin khác của ngành diễn hoạt 2D. Từ đó, chọn cho mình hướng đi đúng đắn, xây dựng lộ trình học animation 2D và làm việc cho riêng mình nhằm phát triển hơn nữa tại lĩnh vực này .
Tham khảo thêm: Wikipedia