Phim hoạt hình 3D là một thể loại luôn thu hút người xem từ trẻ em đến người lớn. Thậm chí có những bộ phim đã thu hút hàng triệu lượt xem và vượt mặt những bộ phim bom tấn khác. Tuy nhiên, bạn có bao giờ bạn thắc mắc những nhân vật sống động trên các video 3D đó được tạo nên như thế nào hay chưa? Hãy cùng Sconnect Academy of Media Arts khám phá cách làm phim hoạt hình 3D tiêu chuẩn nhé!
Phim hoạt hình 3D là gì?
Phim hoạt hình 3D là loại phim hoạt hình được tạo ra bằng cách sử dụng công nghệ 3D để tạo ra các hình ảnh được hiển thị trên màn hình với sự đa dạng về chiều sâu, độ phân giải và chuyển động. Hay nói cách khác, người xem có thể nhìn thấy các nhân vật 3D từ nhiều góc độ khác nhau giống như một người thật.
Các phim hoạt hình 3D được tạo ra bằng cách sử dụng các phần mềm đồ họa máy tính để tạo ra các hình ảnh hoạt hình với độ chính xác và chi tiết cao hơn. Kỹ thuật này cho phép các nhà làm phim tạo ra các cảnh đẹp, phức tạp và thậm chí là chuyển động tự nhiên hơn so với các phim hoạt hình 2D truyền thống.
Các bộ phim hoạt hình 3D đầu tiên được phát hành vào những năm 1990 và từ đó đến nay, chúng đã trở thành một thể loại phổ biến trong ngành công nghiệp điện ảnh. Có thể kể đến những bộ phim nổi tiếng như: Minions, Frozen, Inside Out, Coco, How To Train Your Dragon,...
Cách làm phim hoạt hình 3D đơn giản cho người mới bắt đầu
Giai đoạn 1: Tiền sản xuất (Pre-production)
– Xây dựng ý tưởng, và viết kịch bản nội dung, cốt truyện:
Để có nên một câu chuyện trong phim thu hút và lôi cuốn người xem, bạn cần phải có một ý tưởng tuyệt vời và kịch bản xây dựng chi tiết cho câu chuyện đó. Vì vậy, tư duy xây dựng ý tưởng và kịch bản cốt truyện chính là những yếu tố cần thiết, là nền tảng để tạo nên một bộ phim hoạt hình thành công nhất và phát triển nó rộng rãi.
– Thu thập, tìm kiếm dữ liệu:
Cách làm phim hoạt hình 3D thu hút, chân thực và sinh động nhất là khi những bối cảnh, hình ảnh, trang phục, tính cách con người, đặc biệt là lịch sử và văn hóa tại địa phương có thể tái hiện lại trên một cách chân thực, sinh động nhất. Vì vậy, tìm hiểu và thu thập những thông tin có liên quan đến lĩnh vực mà bạn bạn muốn xây dựng thành phim là việc làm cần thiết.
– Tạo hình và phác thảo nhân vật:
Sau khi đã có đầy đủ các thông tin và dữ kiện quan trong phục vụ cho công đoạn xây dựng kịch bản từ việc thu thập trước đó, tiếp theo bạn sẽ tiến hành đến công đoạn phác thảo hình ảnh nhân vật dựa trên những miêu tả có được từ tư liệu và ý tưởng của đạo diễn hoặc biên kịch về tạo hình.
– Kịch bản phân cảnh:
Đây là Kịch bản trực quan trọng trong quy trình sản xuất phim hoạt hình 3D. về cơ bản, kịch bản phân cảnh được ví như một “cuốn truyện tranh” của các nhà đạo diễn, nó bao gồm những ý tưởng ban đầu về dàn góc quay, tư thế nhân vật hoặc các sự kiện có trong phim.Từ đó phân chia theo từng cảnh quay nhất định dựa trên kịch bản chính.
– Kịch bản chi tiết:
Kịch bản chi tiết được coi là kịch bản văn học chính thức trong phim hoạt hình 3D. Nó có chức năng liệt kê các chuyển động của môi trường, nhân vật, thời gian, hành động và đối thoại có trong cảnh quay. Đây là cách làm phim hoạt hình 3D quan trọng trong giai đoạn Pre-production.
– Vẽ Storyboard:
Sau khi đã có đầy đủ kịch bản phân cảnh và kịch bản chi tiết, cách làm phim hoạt hình 3D tiếp theo đó chính vẽ Storyboard. Đây là một bản vẽ 2D được xây dựng nhằm thể hiện tất cả mọi thông tin trong một cảnh quay của một bộ phim.
Bộ phim đó sẽ diễn ra theo diễn tiến như thế nào, hoạt cảnh ra sao thì Storyboard sẽ giúp bạn hình dung được toàn bộ. Nó đóng vai trò cực kì quan trọng trong quá trình sản xuất phim hoạt hình 3D. Trên storyboard, bạn sẽ phải vẽ tất cả nội dung cần có trong Animation (Diễn xuất), bao gồm: lời thoại, hành động nhân vật, biểm cảm,...
– Dựng phim Animatic:
Đây là một loại phim tĩnh được tạo ra để tạm thời thay thế cho phần dựng cuối cùng của một bộ phim hoạt hình 3D. Nó là một phiên bản đơn giản của bản phác thảo hoạt hình của một phân đoạn cụ thể trong bộ phim, với hình ảnh và âm thanh được ghép lại để hiển thị cảnh đó theo trình tự dự kiến. Phim Animatic sẽ phát triển thành bản chỉnh sửa cuối cùng của toàn bộ dự án.
– Tạo hình 2D cho nhân vật chính, bối cảnh, môi trường xung quanh:
Công việc cuối cùng trong quy trình làm phim hoạt hình 3D ở giai đoạn này là tạo hình cho các đối tượng. Nó sẽ quyết định đến cái nhìn tổng quan cuối cùng về một tác phẩm trước khi bắt tay vào sản xuất hoàn thiện. Tạo hình bao gồm: thiết kế ý tưởng, thiết kế nhân vật, thiết kế chống đỡ và môi trường trang phục. Tâm trạng và ý tưởng thiết kế phải được truyền tải đầy đủ ở đây.
Giai đoạn 2: Sản xuất (Production)
Giai đoạn Sản xuất là thời điểm mà những nỗ lực chuẩn bị trong giai đoạn trước đó sẽ được phát triển và chuyển thành hành động. Đây là cách làm phim hoạt hình 3D sẽ định hình toàn bộ lại sản phẩm đó có thể thành công hay không. Ở giai đoạn này, mọi yếu tố hình ảnh của hoạt hình 3D sẽ được giao cho các chuyên viên được chỉ định. Người lãnh đạo sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng, công sức bỏ ra và thời gian phù hợp với kế hoạch đã xác định trước đó để hoàn thành quy trình Sản xuất phim Hoạt hình 3D.
- Thiết kế 3D Modeling: Tạo mô hình nhân vật
Đây là quá trình phát triển mô hình nhân vật được biểu diễn trên bề mặt hình học trong các phần mềm 3D chuyên dụng như: Maya; ZBrush; 3Ds Max… Thiết kế 3D Modeling tạo ra một mô hình 3 chiều của một vật thể và áp dụng các kết cấu (màu sắc, đặc tính bề mặt) vào mô hình 3D đó. Các mô hình 3D thường có màu phẳng bóng mờ mặc định trước khi được các chuyen gia thiết kế tạo kết cấu. Dựa trên những bản vẽ sketch 2D trong các Storyboard, chuyên viên thiết kế 3D modeling sẽ bắt đầu dựng hình nhân vật.
- Texturing: Tạo chất liệu và màu sắc cho nhân vật
Sau khi có các tạo hình nhân vật, tiếp đến sẽ là công đoạn vẽ chất liệu, tạo ra màu sắc cho nhân vật 3D, bối cảnh và môi trường. Texturing chính là một trong các cách làm phim hoạt hình 3D nhằm tạo màu sắc, chất liệu cho các model 3D.
- Rigging: Tạo hệ thống khung xương và bộ điều khiển cho model 3D
Đây là phần rất quan trọng trong cách làm phim hoạt hình 3D. Rigging là bộ phận riêng biệt giúp các nhân vật 3D chuyển động cơ thể linh hoạt và uyển chuyển hơn. Nó được coi là “bước đệm” trong xây dựng nhân vật. Rgging tạo bộ xương cho các nhân vật, giúp nó chuyển động một cách chân thực nhất trên màn ảnh, đồng thời sẽ tạo bộ điều khiển để điều khiển các cử động của nhân vật.
Ngoài ra, công đoạn này bao gồm điều khiển gương mặt, để tạo hình được nhân vật và diễn tả bất kỳ biểu cảm nào mà bạn mong muốn. Tuy nhiên, để có thể tái tạo được một bộ xương giống như thật nhằm áp vào cho nhân vật, bạn cần phải nghiên cứu thật kỹ về cấu trúc của bộ xương của các đối tượng đó như thế nào, nguyên lý cách hoạt động của một bộ xương ra sao, di chuyển như thế nào,...
- 3D Layout: Bố cục 3D
Để làm được công đoạn 3D Layout, người làm cần phải hiểu về các góc quay trong phim, nhằm mang đến những khung hình, góc quay đẹp, đúng, ấn tượng, quan trọng là diễn tả đúng ý đồ của người sản xuất đến công chúng chứ không phải muốn đặt góc quay ở bất kỳ điểm nào cũng được. Nó chứa các thuộc tính 3D cơ bản như: hình dạng, môi trường, kích thước, hoạt ảnh của nhân vật v.v. Người làm 3D Layout sẽ đóng vai tương tự như một cameraman, dựa trên những bảng vẽ đã có sẵn trên Storyboard để đặt góc quay, diễn biến nhân vật, thời gian,...
- Đặt Pose: Tư thế
Đây là cách làm phim hoạt hình 3D nhằm sắp đặt tư thế cho các nhân vật trong cảnh diễn dựa theo storyboard trước đó.
- Dựng Animatic 3D:
Animatic 3D là các video diễn tả mạch phim chính có trong kịch bản. Đoạn phim này cho bạn thấy nhân vật trong khung cảnh đó sẽ như thế nào, đặt góc nào cho đẹp để người diễn xuất bắt được cảm xúc của nhân vật diễn hoạt được tốt. Phần này rất quan trọng trong quá trình sản xuất phim hoạt hình 3D, cho thấy được bộ phim này các nhân vật diễn xuất sẽ diễn ra như thế nào, có lôi cuốn được người xem hay không.
- Animation: Diễn hoạt
Animation thường là phần quan trọng và tốn thời gian nhất trong các bước sản xuất phim hoạt hình 3D. Để tạo được diễn hoạt được nhân vật, đòi hỏi người Animator phải tìm hiểu rõ về đặc tính nhân vật, cốt truyện, nội dung để diễn xuất một cách cảm xúc và chân thật nhất. Animation là phần tạo chuyển động của các đối tượng 3D, dùng những cảnh layout đã được làm, bối cảnh đã được đặt camera và bắt đầu diễn hoạt, tạo chuyển động, đưa sự sống vào trong nhân vật.
- Lighting (Ánh sáng) và Vfx (Hiệu ứng)
Hiệu ứng và ánh sáng là các yếu tố cực kì quan trọng trong cách làm phim hoạt hình 3D. Khi đối tượng 3D có đầy đủ màu sắc, chuyển động, chất liệu,.. bạn cần tạo ánh sáng và các hiệu ứng đi kèm phù hợp cho nó. Tại bước này, bạn cần xác định cường độ âm thanh, tính toán tính chất vật lý và cách ánh sáng tương tác với từng chất liệu có trong phim để có thể diễn tả chân thực nhất.
- Render: Xuất hình ảnh cuối cùng
Khi các cảnh quay, nhân vật và môi trường đã được thêm ánh sáng và hiệu ứng đầy đủ, chúng sẽ đến công đoạn được xuất ra, được gọi là Render. Đây là quá trình xuất những hình ảnh để giai đoạn hậu kỳ sẽ sản xuất ra sản phẩmcuối cùng. Mỗi chuyển động sẽ tạo ra rất nhiều tấm hình nối tiếp, sau đó sẽ được ghép lại thành bộ phim cuối.
Giai đoạn 3: Post-production (Hậu kỳ)
Hậu kỳ chính là giai đoạn cuối cùng trong quá trình sản xuất phim hoạt hình 3D, là khâu định hình lại toàn bộ bộ phim đó thông qua việc phân phối hình ảnh và âm thanh. Đây cũng là bước cuối cùng mà Sconnect Academy of Media Arts muốn chia sẻ trong bài viết “Cách làm phim hoạt hình 3D”. Nhóm sản xuất hậu kỳ cũng bao gồm: biên tập âm nhạc, biên tập nội dung, chỉnh sửa hình ảnh kỹ thuật số và màu sắc...
TỔNG KẾT
Bài viết trên của Sconnect Academy of Media Arts đã chia sẻ với bạn cách làm phim hoạt hình 3D. Hy vọng rằng, bài viết thực sự hữu ích với bạn. Nếu bạn muốn hiểu sâu hơn quy trình sản xuất phim hoạt 3D và muốn trở thành một nhà làm phim chuyên nghiệp, khoá học do Sconnect Academy of Media Arts cung cấp sẽ giúp bạn có kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu để có thể tự mình làm ra những bộ phim hoạt hình 3D ấn tượng nhất nhé!
Nếu có bất kỳ câu hỏi cũng như thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với SAMA ngay hôm nay nhé!