Trong nghệ thuật vẽ hình thể, phần vai và cánh tay là những yếu tố quan trọng để thể hiện chuyển động, sức mạnh và cảm xúc của nhân vật. Để có thể vẽ được vai và cánh tay một cách chính xác, nghệ sĩ cần hiểu rõ giải phẫu học, tỉ lệ khung người cũng như cách các cơ và xương tương tác với nhau. Cùng SAMA tìm hiểu một vài kiến thức cơ bản và kỹ thuật vẽ anatomy shoulders and arms nhé!
Để vẽ anatomy vai và anatomy cánh tay một cách thuần thục, chính xác, nghệ sĩ hoạt hình cần hiểu rõ cấu trúc và chức năng phức tạp của hai bộ phận này.
Anatomy shoulders - Cấu trúc vai
Vai là một trong những bộ phận linh hoạt nhất của cơ thể con người được điều khiển bởi khớp glenohumeral, chịu ảnh hưởng lớn bởi cấu trúc xương và cơ. Chính vì vậy cần phải nắm rõ được nguyên lỹ hoạt động kết hợp của cơ và xương vai để có thể thực hiện vẽ anatomy được tốt nhất.
Cấu tạo xương vai:
- Xương đòn (Clavicle): Là xương chạy ngang từ phía trước cơ thể, nối từ xương ức (sternum) tới xương bả vai. Đây là xương mà ta có thể dễ dàng nhìn thấy dưới da và có vai trò quan trọng trong việc giữ cho cánh tay di chuyển linh hoạt.
- Xương bả vai (Scapula): Còn gọi là xương vai, nó có hình tam giác và nằm ở phía sau lưng. Xương bả vai đóng vai trò là điểm tựa cho các cơ bắp vai và cánh tay.
Cơ bắp vai:
Cơ bắp ở vai khá phức tạp, trong đó có một số nhóm cơ cần đặc biệt chú ý khi vẽ anatomy shoulders and anatomy arms:
Cơ delta (Deltoid): Cơ chính ở vai, có hình tam giác, bao bọc phần ngoài của khớp vai, giúp nâng và xoay cánh tay. Nó được chia thành ba phần:- Phần trước (anterior): Giúp nâng cánh tay về phía trước và xoay trong.
- Phần giữa (lateral): Chịu trách nhiệm cho việc giơ cánh tay ngang (abduction) tới 90 độ.
- Phần sau (posterior): Giúp cánh tay mở rộng ra phía sau và xoay ngoài.
- Supraspinatus: Giúp bắt đầu chuyển động giơ tay ngang.
- Infraspinatus và Teres minor: Giúp xoay ngoài cánh tay.
- Subscapularis: Giúp xoay trong cánh tay.
Khớp vai:
Có bốn khớp chính trong vai: khớp ức-đòn (SC), khớp cùng-đòn (AC), khớp vai-lưng (scapulothoracic) và khớp vai (glenohumeral).
Khớp vai là điểm bắt đầu của chi trên, là một khớp dạng bi-ổ cắm (ball-and-socket). So với khớp háng, ổ cắm của khớp vai nông hơn,cho phép biên độ chuyển động lớn nhưng thiếu tính ổn định, vì vậy cần thể hiện sự linh hoạt của nó. Khi vẽ, hãy lưu ý hình dáng của khớp vai, nơi xương cánh tay (humerus) gắn với xương vai (scapula).
Bên cạnh đó, để vẽ anatomy vai và diễn hoạt nhân vật, kiến thức về dây thần kinh vai cũng quan trọng không kém. Động mạch nách là nguồn cấp máu chính cho vai, cùng với các nhánh nhỏ như động mạch ngực trên và động mạch dưới vai. Các dây thần kinh quan trọng ở vai có: dây thần kinh trục (axillary nerve) chi phối các cơ như deltoid và teres minor; dây thần kinh dưới vai điều khiển cơ subscapularis.
Anatomy arms - Cấu trúc cánh tay và lưu ý khi vẽ anatomy cánh tay
Chi trên hay cánh tay bao gồm ba phần chính: cánh tay trên, cẳng tay và bàn tay, kéo dài từ khớp vai đến các ngón tay. Anatomy arms có xương, các dây thần kinh, mạch máu (động mạch và tĩnh mạch) và cơ bắp. Các dây thần kinh của cánh tay được cung cấp bởi đám rối thần kinh cánh tay.
Cấu tạo xương cánh tay:
- Xương cánh tay (Humerus): Đây là xương dài chính của phần trên cánh tay, nối từ vai đến khuỷu tay. Nó tương tác với xương bả vai ở khớp vai, cho phép tay di chuyển theo nhiều hướng khác nhau. Khi vẽ, bạn cần nắm rõ tỷ lệ giữa phần xương này với các phần khác của cơ thể.
- Xương cẳng tay (radius và ulna): Khi vẽ cánh tay ở các góc nhìn khác nhau, hãy lưu ý sự xoay của xương cẳng tay, đặc biệt là khi tay quay vào hoặc ra.
- Bàn tay và cổ tay chứa 27 xương, bao gồm 8 xương cổ tay, 5 xương bàn tay và 14 xương đốt ngón tay. Các chấn thương quan trọng thường xảy ra ở xương cánh tay và xương thuyền (xương cổ tay), bạn cần lưu ý khi thiết kế các hoạt động trong phim hoạt hình liên quan đến võ thuật, hành động.
Cơ cánh tay
- Cơ nhị đầu (Biceps) - Cơ bắp tay trước: giúp gập cánh tay.
- Cơ tam đầu (Triceps): Cơ bắp tay sau: giúp duỗi thẳng cánh tay.
Hai cơ này có hình dạng tròn và dài, khi vẽ anatomy cánh tay, nhóm cơ này cần được phác thảo rõ ràng để thể hiện sức mạnh và sự khác biệt giữa các cơ khi cánh tay ở trạng thái co hoặc duỗi.
- Cơ cẳng tay: Phần cánh tay dưới bao gồm rất nhiều cơ nhỏ có vai trò quan trọng trong việc điều khiển bàn tay và cổ tay. Việc nắm vững cơ cẳng tay giúp nghệ sĩ vẽ chi tiết hơn các chuyển động nhỏ của tay.
Khớp cánh tay
- Khớp khuỷu: thường được xem là khớp bản lề, nhưng thực ra có khả năng cho phép xoay cẳng tay thông qua khớp "xoay" giữa xương quay và xương trụ. Khuỷu tay là điểm gập chính của cánh tay. Khi vẽ cánh tay trong tư thế uốn cong, cần chú ý đến sự co cơ của nhị đầu và kéo dài của tam đầu.
- Khớp cổ tay: là khớp cầu lồi và có các khớp liên đốt ở các xương ngón tay. Các khớp xương cổ tay hầu như không di chuyển nhiều.
Hiểu biết về anatomy shoulders và anatomy arms rất quan trọng trong nghệ thuật, đóng vai trò then chốt trong thiết kế nhân vật hoạt hình và game. Nhân vật được thiết kế với tỉ lệ chính xác, thì dù có được phóng đại hay sáng tạo vẫn mang đến cảm giác chân thực, giúp nâng tầm cảm xúc của khán giả.
Cách học vẽ giải phẫu anatomy shoulders and arms
Trong hoạt hình, cánh tay là phương tiện để biểu đạt cảm xúc. Khi một nhân vật thể hiện sức mạnh cánh tay, sự căng lên của các cơ như biceps hay triceps cần được nhấn mạnh. Chính vì sự phức tạp của tỉ lệ khung người và cấu tạo của cơ thể, người nghệ sĩ cần nắm vững anatomy shoulders and anatomy arms để tạo ra hình ảnh chính xác và sinh động về vai và cánh tay trong các tư thế khác nhau.
Để nắm vững kiến thức anatomy shoulders and arms, bạn không thể chỉ xem lý thuyết mà bỏ qua các bước thực hành. Trước tiên bạn cần luyện tập sketch từng bộ phận, trace mẫu. Sau khi ghi nhớ cấu trúc vai và cánh tay, hãy vẽ lại mẫu và so sánh từng điểm khác nhau so với mẫu, rồi cải thiện bản vẽ của mình dần dần. Hãy kiên nhẫn và dành nhiều thời gian cho anatomy, bạn nhé!
Anatomy shoulders và anatomy arms được giảng dạy tại SAMA
Trong chương trình đào tạo Media Arts của Học viện Đào tạo Hoạt hình Quốc tế Sconnect, sinh viên được học môn anatomy ngay từ học kỳ I với các nội dung như: Yếu tố giải phẫu và tỷ lệ cơ thể người; các điểm mốc giải phẫu trên cơ thể; nghiên cứu biểu cảm của cảm xúc… từ đó thực hành vẽ croquis, vẽ anime đơn giản hóa các yếu tố giải phẫu phức tạp…
Nếu có bất kỳ câu hỏi cũng như thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với SAMA ngay hôm nay nhé!