Style Art là gì? Các style art trong game bao gồm những loại nào? Trong bối cảnh kỹ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽ, “style art in game” – hay phong cách nghệ thuật trong game đã trở thành từ khóa được tìm kiếm rộng rãi. Bài viết này, SAMA sẽ cùng bạn tổng hợp lại những style art đỉnh chóp trong game nhé!
Style Art trong game là gì?
Phong cách nghệ thuật (Style Art) là một yếu tố quan trọng trong thiết kế game, không chỉ góp phần định hình thẩm mỹ của game mà còn ảnh hưởng đến trải nghiệm của người chơi ở nhiều cấp độ. Style Art không chỉ tiếp cận với người chơi qua thị giác mà còn là một phần quan trọng trong câu chuyện, gợi lên nhiều cung bậc cảm xúc của người chơi.
Các game kinh dị như Silent Hill hay Resident Evil thường sử dụng các tone màu tối và chi tiết rùng rợn để thể hiện không khí u ám, căng thẳng, qua đó kích thích sự liều lĩnh của game thủ. Ngược lại, những tựa game như Animal Crossing hay Stardew Valley chọn phong cách màu sắc tươi sáng, đáng yêu để tạo ra một không gian ấm áp, thoải mái, thư giãn cho người chơi.
Quá trình phát triển các Style Art trong game
Phong cách nghệ thuật trong game đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài và không ngừng được sáng tạo nhờ sự phổ biến của công nghệ và sự mở rộng của lĩnh vực game. Từ những hình ảnh đơn giản, thô sơ của các trò chơi arcade đầu tiên đến đồ họa 3D chân thực của các tựa game bom tấn hiện đại, style art trong game phản ứng tầm nhìn của các nhà phát triển và kỹ thuật thiết kế của các nghệ sĩ cũng như đội ngũ thực hiện.
Những năm 1970 - 1980s: Sự hạn chế về công nghệ và sự ra đời của Pixel Art
Vào thập niên 1970 và đầu 1980, công nghệ game còn rất sơ khai. Những trò chơi đầu tiên xuất hiện trên các máy arcade với khả năng đồ họa rất hạn chế. Các game kinh điển như Pong (1972) và Space Invaders (1978) sử dụng các hình ảnh cực kỳ đơn giản, gần như chỉ là các khối vuông, đường thẳng và điểm ảnh. Những hình ảnh chỉ phục vụ duy nhất một mục đích là hiển thị các đối tượng, nhân vật để người chơi nhận biết và tương tác.
Tuy nhiên, giới hạn kỹ thuật đã trở thành cơ hội để các nhà phát triển sáng tạo với phong cách Pixel Art. Pixel Art là cách thiết kế hình ảnh dựa trên các điểm ảnh (pixel), thường có độ phân giải rất thấp. Ví dụ, tựa game Pac-Man (1980) sử dụng các khối hình đơn giản và các màu sắc tươi sáng để tạo nên một biểu tượng nổi tiếng toàn cầu. Do giới hạn về kích thước và màu sắc, các nhà phát triển phải tìm cách tối ưu hóa từng điểm ảnh để truyền tải thông tin hình ảnh một cách hiệu quả.
Tại thời điểm này, phong cách nghệ thuật chưa phải là yếu tố trọng tâm trong thiết kế game. Phần lớn các tựa game đều có mục tiêu chính là gameplay. Tuy nhiên, Pixel Art đã mở đầu cho những phong cách nghệ thuật game mới ra đời.
Thời kỳ 16-bit và 32-bit (1990s): Sự mở rộng và đa dạng hóa của các Style Art trong game
Bước vào thập niên 1990, với sự ra đời của các hệ máy chơi game 16-bit như Super Nintendo Entertainment System (SNES) và Sega Genesis, công nghệ đồ họa đã có những bước nhảy vọt đáng kể. Giới hạn màu sắc và độ phân giải đã được nâng cao, cho phép các nhà phát triển tự do sáng tạo hơn trong việc thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo cho mỗi tựa game.
Các Style Art trong game bắt đầu đa dạng hơn khi các nhà phát triển kết hợp với thiết kế đồ họa để cho ra những hình ảnh sắc nét với nhiều chi tiết hơn.
Trong những năm cuối thập niên 1990, công nghệ đồ họa 3D bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Super Mario 64 (1996) của Nintendo mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển hình ảnh trong game. Từ đây, phong cách nghệ thuật trong game không chỉ còn gói gọn trong 2D mà đã bắt đầu khám phá các không gian và hình dáng ba chiều.
Kỷ nguyên 3D và sự xuất hiện của phong cách thực tế (2000s)
Vào đầu thập niên 2000, khi các máy chơi game như PlayStation 2, Xbox và GameCube ra mắt, công nghệ 3D đã thực sự bùng nổ. Style Art trong game bắt đầu chuyển sang hướng hiện thực hơn, với sự chú trọng vào việc tái tạo thế giới và nhân vật sao cho giống đời thật. Những tựa game như Grand Theft Auto III (2001) hay Metal Gear Solid 2 (2001) đã tận dụng sức mạnh của công nghệ 3D để tạo ra những thế giới chi tiết, sống động, gần với hiện thực hơn bao giờ hết.
Phong cách nghệ thuật hiện thực này tiếp tục được nâng cao với sự ra đời của các công nghệ đồ họa tiên tiến như engine Unreal hay CryEngine, The Elder Scrolls IV: Oblivion (2006) và Crysis (2007)...
Tuy nhiên, không phải tất cả các tựa game đều đi theo hướng hiện thực. Các nhà phát triển game indie bắt đầu xuất hiện với phong cách vẽ tay độc đáo và sáng tạo. Ví dụ, Braid (2008) với hội họa tinh tế đã mở ra một hướng đi mới cho các game indie, kết hợp nghệ thuật với gameplay để tạo ra một tựa game có tính thẩm mỹ cao và cốt truyện sâu sắc.
Các style art trong game từ 2010s – nay
Bước sang thập niên 2010, các style art trong game tiếp tục phát triển và trở nên đa dạng hơn bao giờ hết. Các tựa game không chỉ giới hạn ở việc tái hiện thế giới chân thực mà còn sử dụng nghệ thuật để truyền tải những ý tưởng độc đáo và sáng tạo.
Các game indie như Limbo (2010) và Journey (2012) đã chứng minh rằng phong cách nghệ thuật tối giản hoặc trừu tượng cũng có thể tạo ra những trải nghiệm sâu sắc, đánh mạnh vào cảm xúc của người chơi.
Hiện tại, sự sáng tạo của các nhà thiết kế game đã tạo ra các style art trong game đa dạng, với hệ màu phong phú và độ phân giải cao. Với những tiến bộ này, ngành công nghiệp game sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho người chơi trong tương lai.
Bạn có thể tham khảo thêm về: Style Animation là gì?
Điểm danh 10 Style Art phổ biến trong game 3D hiện nay
Phong cách Realistic - Hiện thực
Phong cách Realistic mô phỏng các đối tượng, nhân vật và môi trường trong game theo cách gần giống với thực tế nhất có thể. Mục tiêu của phong cách này là tạo ra một trải nghiệm thị giác mà người chơi cảm thấy như đang tương tác với thế giới thực, thông qua việc tái hiện chính xác các yếu tố như ánh sáng, bóng đổ, kết cấu bề mặt và tỷ lệ hình dáng.
Ví dụ: Red Dead Redemption 2, Call of Duty: Modern Warfare
Phong cách Stylized - Cách điệu hóa
Phong cách Stylized trong game là một style art mà hình ảnh và nhân vật không nhất thiết phải giống với thực tế. Thay vào đó, các đối tượng được thể hiện qua sự sáng tạo và cách điệu, nhấn mạnh vào phong cách nghệ thuật độc đáo và khác biệt. Điểm nổi bật của Stylized chính là việc các nhà phát triển có thể linh hoạt trong cách diễn đạt và tạo hình, không bị ràng buộc bởi các giới hạn của hiện thực.
Ví dụ: Fortnite, World of Warcraft
Phong cách Semi-Realistic - Bán tả thực
Phong cách Semi-Realistic là sự kết hợp giữa phong cách Realistic và Stylized, tạo ra một thế giới hoặc nhân vật vừa có các yếu tố chân thực, vừa được tinh chỉnh để phù hợp với tầm nhìn nghệ thuật của nhà phát triển. Phong cách này giữ lại nhiều chi tiết và đặc điểm chân thực từ thực tế, nhưng đồng thời phóng đại các yếu tố khác để phù hợp với tông màu tổng thể của game hoặc tạo nên sự hấp dẫn thị giác đặc biệt.
Ví dụ: Final Fantasy XV, Horizon Zero Dawn.
Phong cách Handpaint - Vẽ tay
Trong các Style Art trong game, vẽ tay là một phong cách nghệ thuật đặc trưng bởi việc sử dụng các texture được vẽ thủ công, mang tính nghệ thuật cao. Thay vì sử dụng các ảnh chụp hoặc mô phỏng chi tiết các vật liệu thực tế, các texture trong Handpaint được nghệ sĩ game tự tay vẽ ra, với các đường nét, màu sắc và chi tiết có cảm giác như trong một bức tranh hoặc minh họa. Phong cách Handpaint mang lại cảm giác ấm áp, gần gũi và thường có sự mượt mà, đơn giản trong hình ảnh, không đòi hỏi các hiệu ứng ánh sáng phức tạp như phong cách hiện thực.
Ví dụ: League of Legends, Torchlight II.
Phong cách Anime Nhật Bản
Anime là style art lấy cảm hứng từ một thể loại hoạt hình nổi tiếng của Nhật Bản, tập trung vào việc tái hiện các yếu tố đặc trưng của nhân vật có mắt to, nét vẽ sắc sảo, sự nhấn mạnh vào biểu cảm khuôn mặt và cảm xúc. Phong cách Anime không chỉ phổ biến trong phim hoạt hình mà còn được áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp game, đặc biệt là các game từ Nhật Bản hoặc những game gần gũi với văn hóa anime.
Học thiết kế nhân vật theo các style art trong game tại SAMA
Học viện Đào tạo Hoạt hình Quốc tế Sconnect với lợi thế là "Trường học trong lòng doanh nghiệp", mang đến cho các bạn trẻ chương trình đào tạo ngành đồ họa Game chuyên sâu, bài bản, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước và quốc tế.
Được đầu tư bởi Sconnect - doanh nghiệp top đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sáng tạo, SAMA sở hữu độc quyền bộ giáo trình được xây dựng bởi các chuyên gia và được tham chiếu dựa trên nền tảng lý luận cùng thực tiễn quy trình sản xuất tại các studio thế giới. Tìm hiểu chương trình đào tạo của SAMA tại đây: https://tuyensinh.sconnect.edu.vn/khoagameart
Nếu có bất kỳ câu hỏi cũng như thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với SAMA ngay hôm nay nhé!