15-10-2024
Contour là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi một nghệ sĩ bắt đầu vẽ một đối tượng. Vậy Contour là gì? Và contour đóng vai trò như nào trong quá trình sản xuất phim hoạt hình và thiết kế game như thế nào? Hãy cùng SAMA tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Contour - Nền tảng cơ bản của nghệ thuật thị giác
Contour hay đường viền là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong nghệ thuật, đặc biệt trong các lĩnh vực như hội họa, thiết kế đồ họa, điêu khắc và hoạt hình. Contour được sử dụng để xác định ranh giới, hình dáng của các đối tượng mà không cần đến các chi tiết nhỏ hay ánh sáng, màu sắc. Nói cách khác, contour là cách đơn giản nhất để biểu đạt một đối tượng bằng hình ảnh.
Khi vẽ contour, nghệ sĩ tập trung vào việc tạo ra các đường viền ngoại biên và các đường chia ranh giới giữa các phần khác nhau của đối tượng, nhằm thể hiện chiều sâu, tỷ lệ, mang lại cảm giác ba chiều cho tranh vẽ.
Lý do những người theo đuổi nghệ thuật cần học vẽ contour?
Biết cách xác định hình dáng cơ bản
Việc phác thảo đường viền là bước đi đầu tiên để xác định kích thước và hình dáng tổng thể của đối tượng. Nó giúp người nghệ sĩ tập trung vào việc tạo ra cấu trúc cơ bản trước khi thêm vào các chi tiết phức tạp hơn như màu sắc, bóng đổ….
Khi mới học vẽ contour, nên bắt đầu với các đối tượng có hình dáng đơn giản như hình tròn, hình vuông hoặc các đồ vật hàng ngày như bình hoa, ly cốc… Việc này giúp làm quen với việc vẽ các đường bao quanh và xác định tỷ lệ của đối tượng.
Thể hiện không gian và chiều sâu
Một trong những lý do khiến contour trở nên quan trọng là khả năng tạo ra cảm giác về chiều sâu và không gian trong tranh vẽ. Các đường viền bao quanh một đối tượng giúp người xem hiểu được vị trí của đối tượng đó trong không gian hai chiều hoặc ba chiều. Nghệ sĩ có thể sử dụng các kỹ thuật đi nét để vẽ đường contour có độ dày mỏng khác nhau, tạo ra ảo giác về ánh sáng, khối lượng và cấu trúc.
Trong vẽ chân dung, kỹ thuật contour có thể được sử dụng để phác thảo đường nét trên khuôn mặt, các cơ bắp, thậm chí là các kết cấu trên bề mặt da. Điều này giúp bức tranh trở nên sống động và chân thực hơn.
Kỹ thuật contour cho người mới bắt đầu
Khi thực hiện kỹ thuật contour, người vẽ phải nhìn vào đối tượng nhiều hơn là nhìn vào giấy, quan sát đối tượng một cách cẩn thận, từ hình dáng lớn đến các chi tiết nhỏ. Điều này cải thiện khả năng quan sát và phân tích hình khối - những kỹ năng cần thiết không chỉ trong hội họa mà còn trong điêu khắc và thiết kế 3D.
Contour cơ bản
Đây là kỹ thuật contour đơn giản nhất, chỉ bao gồm các đường viền ngoại vi để xác định hình dáng cơ bản của một đối tượng. Kỹ thuật này thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của phác thảo và có thể kết hợp với các kỹ thuật khác để phát triển thành hình ảnh chi tiết hơn.
Contour liên tục (Continuous Contour)
Trong phương pháp này, người vẽ sẽ cố gắng vẽ đối tượng bằng một đường nét liên tục mà không nhấc bút khỏi giấy. Phương pháp này giúp tạo ra các đường nét mượt mà và thống nhất, đồng thời rèn luyện cơ tay, khả năng kiểm soát họa cụ và khả năng phân tích hình dạng của đối tượng.
Contour mù (Blind Contour)
Đây là bài tập phổ biến trong các lớp học nghệ thuật, nơi người học vẽ đối tượng mà không nhìn vào giấy. Mục tiêu của bài tập này là rèn luyện kỹ năng quan sát và cảm nhận hình khối một cách trực quan, giúp tay linh hoạt hơn, các đường nét vẽ tự nhiên hơn.
Contour chéo (Cross Contour)
Cross contour là kỹ thuật vẽ các đường viền không chỉ bao quanh đối tượng theo chiều ngang hoặc chiều dọc mà còn cắt ngang qua đối tượng, nhằm diễn tả cấu trúc bề mặt và chiều sâu của nó. Khác với contour thông thường chỉ mô tả ranh giới bên ngoài, contour chéo đi theo các đường cong tự nhiên của đối tượng, giúp tạo ra ấn tượng ba chiều và thể hiện không gian phức tạp hơn.
Ví dụ, khi vẽ một hình cầu, contour chéo có thể được vẽ theo dạng đường tròn đồng tâm hoặc các đường cong, tạo cảm giác về độ tròn và chiều sâu.
Các đường contour chéo càng khít và dày đặc thì đối tượng sẽ trông càng nặng và cứng rắn. Ngược lại, các đường nét mảnh và thưa giúp biểu đạt sự nhẹ nhàng, mỏng manh hơn. Việc thay đổi độ dày của đường nét cũng góp phần tạo nên hiệu ứng khối và ánh sáng.
Contour là bước cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng trong quá trình học vẽ và thiết kế. Việc nắm vững kỹ thuật này không chỉ giúp bạn cải thiện khả năng quan sát mà còn là tiền đề cho các kỹ năng phức tạp hơn trong hội họa, đồ họa và thiết kế 3D.
Sinh viên SAMA có được học các kỹ thuật vẽ Contour hay không?
Học viện Đào tạo Hoạt hình Quốc tế Sconnect đào tạo 2 khoa Hoạt hình và Game với tất cả 7 chuyên ngành: Sản xuất phim hoạt hình, Biên kịch hoạt hình, Kỹ thuật hoạt hình, Diễn hoạt 2D, Diễn hoạt 3D, Thiết kế ý tưởng Game, Tạo hình Game 3D. Khi tuyển sinh, học viện không yêu cầu sinh viên phải biết vẽ hay có năng khiếu mỹ thuật mà đó sẽ là điểm cộng khi đăng ký thi học bổng của SAMA.
Trong chương trình đào tạo 2 năm, sinh viên SAMA sẽ được trang bị kiến thức vững chắc về mỹ thuật nền tảng và kỹ năng hội họa. Tuy nhiên để thành thạo các kỹ thuật vẽ như contour, gesture, firgure… sinh viên cần chủ động học tập và rèn luyện mỗi ngày. Với triết lý giáo dục mà SAMA hướng tới là giá trị khai phóng, rèn luyện và kiến tạo cho người học sự đam mê, khả năng sáng tạo và tính độc bản trong từng sản phẩm của mình.
Đồng hành cùng SAMA là các chuyên gia giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, đạt nhiều thành tựu và tận tâm với nghề. Chúng tôi ngoài việc mang đến những kiến thức chuyên ngành, lớn hơn cả là truyền lửa và giữ lửa đam mê cho nhiều thế hệ trẻ Việt Nam. Trước nhu cầu và tiềm năng to lớn của thị trường về nguồn nhân lực, Học viện Sconnect mong muốn đưa nền công nghiệp sản xuất hoạt hình của Việt Nam ghi dấu ấn trên bản đồ thế giới với các tác phẩm giàu tính nghệ thuật và nhân văn. Sconnect Academy of Media Arts sẽ tạo những cơ hội để các bạn trẻ được học tập, sáng tạo. kết nối tri thức, đóng góp giá trị, qua đó biến đam mê thành hiện thực. Liên hệ ngay với SAMA ngay hôm nay để nhận tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé. Hotline: 1900886669Nếu có bất kỳ câu hỏi cũng như thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với SAMA ngay hôm nay nhé!