Ngành thiết kế đồ họa đòi hỏi tư duy sáng tạo
Lộ trình học thiết kế đồ họa từ A-Z cho người mới bắt đầu

Xác định lộ trình học thiết kế đồ họa đúng đắn là chìa khóa mở ra thế giới sáng tạo và cơ hội nghề nghiệp thênh thang. Thiết kế đồ họa kết hợp mỹ thuật và truyền thông, cho phép bạn thể hiện ý tưởng qua hình ảnh, và kiếm tiền từ sự sáng tạo của bản thân. Cùng khám phá từng bước cần thiết để trở thành một designer chuyên nghiệp trong bài viết này nhé!

Lộ trình học thiết kế đồ họa bước 1: Tìm hiểu thiết kế đồ họa từ A – Z

Thiết kế đồ họa là gì?

Thiết kế đồ họa là lĩnh vực kết hợp giữa nghệ thuật và công nghệ nhằm tạo ra hình ảnh và sản phẩm truyền thông trực quan. Nó sử dụng các yếu tố như màu sắc, hình dạng, typography và hình ảnh để truyền tải thông điệp hoặc ý tưởng đến người xem. Các nhà thiết kế đồ họa thường làm việc với phần mềm chuyên dụng để tạo ra các ấn phẩm như logo, banner, bao bì, và tài liệu truyền thông.

Khác với nghề họa sĩ, nơi giá trị nghệ thuật thường không thể đo lường bằng tiền, thiết kế đồ họa tạo ra một sự giao thoa giữa nghệ thuật và thương mại, mang lại giá trị thực tiễn cho cả người sáng tạo và khách hàng.

Ai nên học thiết kế đồ họa?

Ngành thiết kế đồ họa phù hợp với những người có tính sáng tạo, thường xuyên nảy ra những ý tưởng mới mẻ và độc đáo. Những ai có gu thẩm mỹ tốt, có khả năng đánh giá hình ảnh, màu sắc và bố cục cũng sẽ thấy mình thích hợp với lĩnh vực này. 

Ngoài ra, kỹ năng công nghệ là điều cần thiết; những người yêu thích làm việc với phần mềm máy tính và sẵn sàng học hỏi các công cụ thiết kế sẽ tìm thấy niềm vui trong công việc.Đam mê nghệ thuật và mong muốn thể hiện bản thân qua các sản phẩm thiết kế là yếu tố không thể thiếu. Nếu bạn có những tố chất này, thiết kế đồ họa có thể là lựa chọn lý tưởng cho bạn.

Ngành thiết kế đồ họa đòi hỏi tư duy sáng tạo

Lộ trình học thiết kế đồ họa bước 2: Xác định rõ mục tiêu: học thiết kế đồ họa để làm gì?

Ngành thiết kế đồ họa và Multimedia Design mở ra một thế giới phong phú với nhiều lĩnh vực và cơ hội nghề nghiệp. Việc xác định một chuyên ngành cụ thể sẽ giúp bạn có lộ trình học thiết kế đồ họa rõ ràng và phát triển hơn là cố gắng học tất cả mà không thể áp dụng hiệu quả.

Bạn có thể chọn lựa chuyên ngành phù hợp thường dựa vào sở thích, tài năng và tính cách cá nhân. Nếu bạn có năng khiếu về mỹ thuật, nghề Designer có thể là một lựa chọn lý tưởng. Ngược lại, nếu bạn đam mê điện ảnh và là người hướng ngoại, nghề làm phim hoặc biên tập hậu kỳ có thể phù hợp hơn với bạn.

Lộ trình học thiết kế đồ họa bước 3: chuẩn bị chu đáo

Chuẩn bị công cụ học thiết kế đồ họa

Trước hết, bạn cần một chiếc máy tính có cấu hình tốt, thường là từ Core i5 trở lên, với ít nhất 8GB RAM để chạy mượt mà các phần mềm thiết kế. Màn hình chất lượng cao, tối thiểu Full HD, sẽ giúp bạn nhìn rõ màu sắc và chi tiết.

Tiếp theo, hãy trang bị các phần mềm thiết kế phổ biến như Adobe Photoshop cho chỉnh sửa ảnh, Adobe Illustrator cho thiết kế đồ họa vector, và Adobe InDesign cho bố cục ấn phẩm. Ngoài ra, không quên các công cụ hỗ trợ khác như tablet vẽ (nếu bạn có ý định vẽ tay) và các phụ kiện như chuột và bàn phím chất lượng để làm việc hiệu quả hơn. 

Chuẩn bị một chiếc máy tính “đủ khỏe” trước khi bắt đầu học thiết kế đồ họa (Nguồn: Cao đẳng mỹ thuật Việt Á)

Tìm nguồn cảm hứng học thiết kế đồ họa

Khi bắt đầu lộ trình học thiết kế đồ họa, các kênh YouTube là nguồn cảm hứng tuyệt vời. Tại đây, bạn có thể tìm thấy nhiều video hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao và tìm hiểu thêm nhiều phong cách thiết kế. Kênh youtube "Yes I’m a Designer" là một ví dụ. 

Ngoài video, các blog về design cũng rất hữu ích. Trang web như Smashing MagazineCreative Boom thường xuyên cập nhật xu hướng mới và mẹo thiết kế. Bạn cũng có thể theo dõi các designer nổi tiếng qua instagram hay Behance Angelica McKinley để có cái nhìn sâu sắc hơn. 

Lộ trình học thiết kế đồ họa bước 4: bắt đầu với các nội dung cụ thể

Học nguyên lý về mỹ thuật & thiết kế đồ họa

Bước đầu tiên trong lộ trình học thiết kế đồ họa không phải là việc học vẽ hay sử dụng phần mềm, mà là tìm hiểu các kiến thức lý thuyết và nguyên lý mỹ thuật cơ bản. Việc nắm vững những yếu tố này sẽ giúp bạn dễ dàng làm quen với các thuật ngữ chuyên môn khi làm việc với phần mềm, đồng thời giảm thiểu những sai sót “ngô nghê”  trong quá trình thiết kế. 

Để trở thành một nhà thiết kế đồ họa, ít nhất bạn cần nắm rõ các yếu tố cơ bản trong thiết kế đồ họa sau:

  • Đường kẻ (Line): Các đường thẳng, cong hay đứt đoạn giúp tổ chức thông tin và thể hiện cảm xúc. Trong thiết kế đồ họa có cả đường vô hình (Grid) để xây dựng cấu trúc và đường hữu hình để xác định hình dạng, ngụ ý chuyển động…
  • Hình dạng (Shape): Là khu vực nằm trong đường viền khép kín, chia thành hình khối hình học (như tam giác, hình vuông) và hình khối tự nhiên (như lá cây).
  • Màu sắc (Color): Một công cụ quan trọng để truyền đạt tâm trạng. Màu sắc có thể là màu cơ bản (đỏ, vàng, xanh lam), màu thứ cấp (tím, xanh lá, da cam) và màu bậc ba (như đỏ-cam). Designer có thể phối hợp màu sắc hài hòa có chủ đích để tạo hiệu ứng tốt hơn.
  • Kết cấu (Texture): Diễn tả cảm giác bề mặt, giúp người xem hình dung chất liệu qua ảo ảnh.
  • Kiểu chữ (Type): Sử dụng phông chữ hợp lý để đảm bảo dễ đọc và phù hợp với chủ đề, ảnh hưởng đến cảm xúc của thiết kế.
  • Khoảng cách (Spacing): Tạo không gian cho thiết kế, giúp cân bằng và nhấn mạnh các yếu tố quan trọng.
  • Hình ảnh (Image): Sử dụng hình ảnh để làm nổi bật nội dung và tạo cảm xúc cho tác phẩm.
Luyện tập vẽ phác thảo giúp phát triển khả năng hình dung

Học vẽ tay

Bước tiếp theo trong lộ trình tự học thiết kế đồ họa là học vẽ tay. Bằng cách thực hành vẽ, bạn sẽ hiểu rõ hơn về các yếu tố như đường nét, hình khối và ánh sáng, từ đó có thể áp dụng chúng vào thiết kế số.

Bạn hãy bắt đầu bằng việc vẽ các hình cơ bản như hình tròn, hình vuông và hình chữ nhật để làm quen với việc kiểm soát bút và mực. Sau đó, tiến tới việc vẽ các đối tượng phức tạp hơn, như vẫn vật trong thực tế hoặc các thiết kế tưởng tượng. 

Cuối cùng, hãy thử kết hợp vẽ tay với kỹ thuật số. Bạn có thể quét các bản vẽ tay của mình và chỉnh sửa chúng trên phần mềm thiết kế, giúp bạn kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tạo ra những tác phẩm độc đáo.

Học sử dụng các phần mềm thiết kế

Bước không thể thiếu trong lộ trình tự học thiết kế đồ họa là học cách sử dụng các phần mềm thiết kế. Các phần mềm phổ biến bao gồm Adobe Photoshop, Illustrator, và InDesign, mỗi phần mềm có chức năng và ứng dụng riêng.

Ban có thể bắt đầu với Photoshop để làm quen với chỉnh sửa ảnh và xử lý đồ họa bitmap. Tiếp theo, học Illustrator để thiết kế hình ảnh vector, rất phù hợp cho việc tạo logo và biểu tượng. Cuối cùng, InDesign là công cụ tuyệt vời cho việc thiết kế các ấn phẩm như tạp chí và brochure.

Trong quá trình học, bạn có thể tham gia các khóa học thiết kế đồ họa trực tuyến hoặc xem video hướng dẫn (mà bạn đã tìm kiếm ở bước 2) để hiểu rõ cách sử dụng các công cụ và tính năng. Khi thành thạo các phần mềm này, bạn sẽ tự tin hơn trong việc tạo ra các sản phẩm thiết kế chuyên nghiệp.

Thành thạo phần mềm thiết kế là tiêu chí bắt buộc của designer

Thực hành thường xuyên

Thực hành thiết kế đồ họa thường xuyên là một phần quan trọng của lộ trình học thiết kế đồ họa để nâng cao kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm. Bạn có thể bắt đầu bằng việc thực hiện các bài tập nhỏ như thiết kế poster, logo hoặc bìa sách. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham gia các dự án cá nhân hoặc cộng đồng.

Ngoài ra, hãy thử phân tích và tái tạo các tác phẩm nổi tiếng để hiểu rõ hơn về phong cách và kỹ thuật của các designer khác. Cuối cùng, hãy duy trì một portfolio trực tuyến để lưu giữ các sản phẩm thiết kế của mình và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

Tích lũy thêm kiến thức - kỹ năng liên quan 

Đầu tiên, kiến thức về marketing - branding sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tiếp cận và thu hút khách hàng, từ đó nó giúp bạn tạo ra những nhận diện thương hiệu mạnh mẽ và thiết kế những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.

Ngoài ra, hiểu biết về in ấn sẽ giúp bạn thiết kế các sản phẩm có chất lượng cao và dễ dàng chuyển từ thiết kế kỹ thuật số sang in ấn. Kỹ năng UI/UX (Giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng) cũng rất quan trọng, đặc biệt nếu bạn làm việc với các sản phẩm kỹ thuật số, giúp bạn tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng.

Cuối cùng, việc cải thiện ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, sẽ mở ra nhiều cơ hội học hỏi từ các nguồn tài liệu quốc tế, cũng như kết nối với các chuyên gia trong ngành. Việc trang bị những kỹ năng này sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự nghiệp của bạn trong lĩnh vực thiết kế đồ họa.

Designer nên học thêm về marketing - branding

Tự học thiết kế đồ họa tại nhà có được không?

Câu trả lời là có thể. Tự học thiết kế đồ họa ở nhà là một lựa chọn khả thi và đã giúp nhiều người đạt được thành công. Một trong những ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là tiết kiệm chi phí, vì bạn không cần phải trả học phí cho các khóa học chính thức. Ngoài ra, việc tự học cũng mang lại sự linh hoạt về thời gian, cho phép bạn học bất cứ lúc nào và ở đâu, phù hợp với lịch trình cá nhân.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm. Việc thiếu hướng dẫn từ giáo viên có thể khiến bạn khó khăn trong việc nhận phản hồi kịp thời và chính xác về sản phẩm của mình. Nếu không biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể bỏ qua những kiến thức cơ bản quan trọng, và việc không có cơ hội giao lưu với những người cùng ngành có thể làm giảm khả năng học hỏi từ người khác.

Địa chỉ học thiết kế đồ họa uy tín tại Hà Nội

Các trường đại học lớn như Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông… đều có chương trình đào tạo chính quy về thiết kế đồ họa. Những chương trình này thường kéo dài từ 3 đến 4 năm, cung cấp kiến thức nền tảng vững chắc về mỹ thuật, công nghệ, và các kỹ năng thiết kế.

Ngoài ra, có nhiều trung tâm đào tạo cung cấp khóa đào tạo thiết kế đồ họa trong thời gian ngắn. Các khóa học tại đây thường ngắn hạn, từ vài tháng đến một năm, tập trung vào kỹ năng thực hành và ứng dụng các phần mềm thiết kế như Photoshop, Illustrator, và InDesign.

Chương trình học tại Sconnect Academy

Tóm lại, lộ trình học thiết kế đồ họa không chỉ đơn thuần là việc nắm vững các phần mềm hay kỹ thuật, mà còn là hành trình phát triển tư duy sáng tạo và thẩm mỹ. Bằng cách kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, cũng như liên tục tìm kiếm cảm hứng từ nhiều nguồn khác nhau, bạn sẽ dần hình thành phong cách thiết kế riêng. Dù bạn chọn học tại trường hay tự học tại nhà, điều quan trọng là duy trì sự kiên nhẫn và đam mê. 

Học viện đào tạo Hoạt hình Quốc tế Sconnect là đơn vị tiên phong trong đào tạo lĩnh vực hoạt hình với chương trình giảng dạy học thuật và nghệ thuật kết hợp khoa học. SAMA nhận thức được khoảng cách giữa kiến thức trên nhà trường và yêu cầu thực tế từ các doanh nghiệp,  cùng với hội đồng chuyên gia với nhiều kinh nghiệm trong nước và ngoài nước thiết kế nên chương trình học cân bằng cả 2 yếu tố học thuật và nghệ thuật. Đây chính là điểm khác biệt nổi bật của sinh viên SAMA khi được trang bị đủ kiến thức cho hành trình phát triển bản thân trên thị trường nghệ thuật, không chỉ trong sản xuất phim hoạt hình và game mà còn là các ngành nghề liên quan đến sáng tạo như thiết kế đồ họa, sáng tạo nội dung số,... Bên cạnh đó, với mô hình "Trường học trong lòng doanh nghiệp" SAMA nằm trong khuôn viên không gian của SCONNECT - Doanh nghiệp đi đầu ngành hoạt hình Việt Nam với kinh nghiệm sản xuất và phát hành hoạt hình trên toàn cầu. Chắc chắn sẽ là một cơ hội học tập và phát triển cho sinh viên đặc biệt và phù hợp nhất.

Nếu có bất kỳ câu hỏi cũng như thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với SAMA ngay hôm nay nhé!







    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    Để lại thông tin và nhận tư vấn











      zz zz
      1900.886.669