10-10-2024
Hoạt hình là một loại hình nghệ thuật đầy sáng tạo, kết hợp giữa khả năng kỹ thuật và tư duy hình ảnh. Và để tạo ra một tác phẩm hoạt hình ấn tượng, người nghệ sĩ cần phải nắm vững nhiều nguyên lý cơ bản. Trong số đó, nguyên lý thời gian timing đóng vai trò quan trọng hàng đầu, quyết định sự thành bại của một bộ phim. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên lý thời gian, cách vận dụng nguyên lý thời gian vào các bộ phim hoạt hình nhé!
Sự ra đời của Nguyên lý thời gian
Nguyên lý Timing là một trong 12 nguyên lý hoạt hình được giới thiệu bởi hai nhà làm phim hoạt hình huyền thoại của Disney, Frank Thomas và Ollie Johnston trong cuốn sách "The Illusion of Life: Disney Animation". Dù ra đời đã lâu, các nguyên lý này vẫn còn được áp dụng rộng rãi trong hoạt hình hiện đại và cả các ngành nghệ thuật thị giác khác, như game, quảng cáo, truyền thông.
12 nguyên lý hoạt hình bao gồm:
- Squash and Stretch (Nén và kéo giãn): Tạo ra cảm giác về trọng lượng và sự linh hoạt của đối tượng.
- Anticipation (Dự đoán): Chuẩn bị trước cho một hành động.
- Staging (Dàn cảnh): Sắp xếp bố cục để câu chuyện rõ ràng và dễ hiểu.
- Straight Ahead Action and Pose to Pose (Hành động trực tiếp và tạo tư thế): Hai phương pháp tiếp cận trong việc vẽ chuyển động.
- Follow Through and Overlapping Action (Theo đuổi và hành động trùng lặp): Đảm bảo sự liên tục của chuyển động.
- Slow In and Slow Out (Chậm dần và nhanh dần): Làm mượt mà chuyển động bằng cách tăng và giảm tốc độ.
- Arc (Cung chuyển động): Chuyển động tự nhiên của các đối tượng thường đi theo đường cong.
- Secondary Action (Hành động thứ cấp): Hành động phụ trợ để bổ sung cho hành động chính.
- Timing (Thời gian): Tốc độ của hành động.
- Exaggeration (Phóng đại): Làm cho nhân vật hoặc hành động trở nên rõ ràng hơn qua việc phóng đại.
- Solid Drawing (Vẽ vững chắc): Vẽ nhân vật có khối lượng và chiều sâu.
- Appeal (Sự thu hút): Tạo ra sự hấp dẫn về mặt thẩm mỹ và cảm xúc.
Trong 12 nguyên lý diễn hoạt này, nguyên lý thời gian đóng vai trò trung tâm, giúp định hình chuyển động và hành động của nhân vật. Mỗi hành động cần có thời gian hợp lý để tạo cảm giác tự nhiên. Việc điều chỉnh thời gian cũng giúp định nghĩa trạng thái cảm xúc của nhân vật, tạo nhịp điệu và tăng tính thẩm mỹ cho toàn bộ tác phẩm.
Nguyên lý thời gian là gì?
Nguyên lý thời gian hay còn gọi là Nguyên lý timing trong hoạt hình liên quan mật thiết đến tốc độ và nhịp độ của chuyển động. Thời gian và khoảng cách trong hoạt hình là yếu tố quyết định mức độ tương tác giữa các đối tượng, vật thể trong phim; xác định một hành động nên diễn ra nhanh hay chậm, nặng nề hay nhẹ nhàng.
Ví dụ, khi một quả bóng rơi từ trên cao xuống, nguyên lý thời gian sẽ giúp quyết định quả bóng rơi với tốc độ nhanh hay chậm, nó chạm đất ra sao và bật lên bao nhiêu lần. Chính việc kiểm soát thời gian giúp phim hoạt hình trở nên thực tế và gần gũi với đời sống con người hơn.
Trong hoạt hình, các khung hình không chỉ đơn thuần là một chuỗi hình ảnh đứng yên. Khi nắm vững nguyên lý thời gian, nghệ sĩ hoạt hình có thể quyết định độ dài của mỗi hành động, giúp khắc họa rõ nét cảm xúc và tính cách của nhân vật. Điều này yêu cầu animator phải hiểu rõ kịch bản và mạch kể chuyện của phim.
Ở hình ảnh trên, ban thấy rằng nếu một quả bóng di chuyển từ màn hình trái sang màn hình phải trong 24 khung hình, thì đó sẽ là thời gian. Phải mất 24 khung hình hoặc 1 giây (nếu bạn đang sản xuất với tốc độ 24fps) để quả bóng đến được phía bên kia của màn hình. Lúc này khoảng cách sẽ là cách quả bóng được định vị trong 23 khung khác. Nếu khoảng cách gần nhau, quả bóng di chuyển chậm hơn. Nếu khoảng cách xa hơn, quả bóng di chuyển nhanh hơn.
Tại sao Nguyên lý thời gian đóng vai trò quan trọng trong phim hoạt hình?
Nguyên lý thời gian có thể được vận dụng theo nhiều cách khác nhau để nhấn mạnh cảm xúc, tính cách của nhân vật; tạo sự tương phản trong chuyển động; điều chỉnh nhịp điệu phim… Nếu thời gian không chính xác, các chuyển động và hành động trong phim có thể trở nên cứng nhắc, vội vã, chậm chạp, trôi nổi hoặc không thực tế. Bên cạnh đó, sự biểu cảm về mặt cảm xúc và cá tính của các nhân vật cũng không thể được thể hiện rõ ràng.
Thời gian chuẩn xác còn giúp xác lập các yếu tố quan trọng về mặt vật lý như lực, trọng lượng, động lực học… Nguyên lý thời gian đảm bảo các chuyển động có tác động thích hợp. Chẳng hạn, một hành động diễn ra quá nhanh có thể làm mất cảm giác về trọng lượng và trọng lực, trong khi một hành động diễn ra quá chậm có thể trông nặng nề, mệt mỏi. Các chuyển động được căn chỉnh thời gian hợp lý sẽ có nhịp điệu và sự trôi chảy hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người xem.
Qua nhiều thập kỷ, các nhà làm phim hoạt hình đã phát triển nhiều kỹ thuật giúp tinh chỉnh thời gian một cách tỉ mỉ. Một số phương pháp chính có thể kể đến như: Biểu đồ thời gian (Time charts), bảng phơi sáng (Exposure sheets), khung trung gian (In-Betweens), tốc độ khung hình (Frame rates).....
Biểu đồ thời gian hoạt hình có thể giúp cải thiện thời gian khung hình chính, tạo ra các chuỗi chuyển động chân thực hơn.
Việc kết hợp nhiều nguyên lý hoạt hình như như chậm dần và nhanh dần (slow in and slow out), theo đuổi hành động (follow-through), hành động trùng lặp (overlapping action), dự đoán (anticipation) cũng giúp cải thiện dòng thời gian. Các nhà làm phim điều chỉnh tỉ mỉ những kỹ thuật này cho đến khi thời gian của từng cảnh hòa hợp với cá tính, tâm trạng của nhân vật và mạch kể của câu chuyện.
Những bộ phim điển hình ứng dụng thành công nguyên lý thời gian
Khi được thực hiện đúng cách, thời gian có thể được cảm nhận ở mức độ trực giác và cảm xúc. Những nhà làm phim hoạt hình mang đến cảm giác năng lượng sống động cho các nhân vật bởi từng khung hình đã được căn chỉnh thời gian một cách tỉ mỉ.
Trong bộ phim Snow White, bảy chú lùn mỗi nhân vật đều có thời gian hành động phù hợp với cá tính riêng, từ những động tác chậm rãi của Sleepy cho đến những hành động bất ngờ và thất thường của Dopey.
Cảnh khiêu vũ giữa Baloo và Vua Louie trong The Jungle Book là một ví dụ sáng tạo về cách sử dụng thời gian để đồng bộ với nhịp điệu âm nhạc.
Các phim Incredibles cũng chứa đựng những ví dụ tuyệt vời về thời gian chính xác trong các cảnh hành động, chẳng hạn như khi Mr.Incredible bắt lấy bạn mình Frozen khi anh ta rơi khỏi tòa nhà, hoặc cuộc chiến gay cấn chống lại Underminer.
Học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Sconnect
Học viện Đào tạo Hoạt hình Quốc tế Sconnect là đơn vị tiên phong đào tạo nhân lực ngành hoạt hình tại Việt Nam. Khoa Hoạt hình tại học viện gồm 5 chuyên ngành: Sản xuất phim hoạt hình, Biên kịch hoạt hình, Kỹ thuật hoạt hình, Diễn hoạt 2D, Diễn hoạt 3D với chương trình học được thiết kế bài bản theo quy trình sản xuất chuẩn quốc tế, giúp sinh viên có được kiến thức toàn diện từ khi triển khai ý tưởng đến khi ra mắt bộ phim hoàn chỉnh.
Sinh viên không chỉ được học về nguyên lý thời gian, các nguyên lý diễn họat, kỹ năng sử dụng các phần mềm, công cụ, mà còn được học về mỹ thuật nền tảng, nghệ thuật kể chuyện trong phim, tổng quan về diễn xuất… để có thể chủ động tham gia các dự án tại các studio hoạt hình ngay từ trên giảng đường.
Để tìm hiểu kỹ hơn chương trình học Khoa Hoạt hình 24 tháng tại Học viện SAMA, các bạn hãy gọi đến Hotline 1900 886 669 nhé!
Nếu có bất kỳ câu hỏi cũng như thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với SAMA ngay hôm nay nhé!