Những cột mốc quan trọng trong lịch sử ngành hoạt hình

Hoạt hình là một loại hình nghệ thuật đặc biệt trong đó các hình ảnh tĩnh được tạo ra và trình chiếu liên tiếp để tạo cảm giác chuyển động. Ra đời từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, lịch sử ngành hoạt hình trên thế giới đến nay đã ghi nhận những bước phát triển không ngừng, tiến bộ vượt bậc về đồ họa, kỹ xảo, đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho khán giả. 

Các giai đoạn quan trọng trong lịch sử ngành hoạt hình

Sự xuất hiện của phim hoạt hình

Lịch sử ngành hoạt hình bắt đầu từ cuối thế kỷ 19. Một trong những phát minh đầu tiên liên quan đến hoạt hình là "thaumatrope" - một thiết bị quang học được phát minh bởi Joseph Plateau và phổ biến vào năm 1824. Thiết bị này cho phép người dùng kết hợp hai hình ảnh khác nhau để tạo ra ảo giác chuyển động.

Năm 1892, Émile Reynaud phát minh ra "théâtre optique" - thiết bị trình chiếu hình ảnh động. Ông đã tạo ra những bộ phim hoạt hình ngắn đầu tiên, như "Pauvre Pierrot", ra mắt công chúng vào năm 1892. Những bước đầu này đã đặt nền tảng cho sự phát triển của ngành công nghiệp hoạt hình sau này.

Hai trong số những kỹ thuật làm hoạt hình đáng chú ý nhất xuất hiện trong khoảng thời gian này là hoạt hình tĩnh vật (stop-motion animation) và hoạt hình vẽ tay truyền thống (cel animation).

Thế kỷ 20: Thời kỳ hoàng kim của hoạt hình

Những năm 1920 là thời kỳ bùng nổ của ngành hoạt hình. Walt Disney, một trong những ông lớn quan trọng nhất trong lịch sử hoạt hình, đã ra mắt nhân vật Mickey Mouse vào năm 1928. Bộ phim "Steamboat Willie" của hãng với âm thanh đồng bộ đầu tiên, đã tạo nên cột mốc quan trọng trong lịch sử ngành hoạt hình.

Walt Disney được xem là người tiên phong cho ngành hoạt hình trong suốt kỷ nguyên vàng

Sự phát triển của công nghệ điện ảnh cũng đã giúp lịch sử ngành hoạt hình có những bước bước tiến lớn. Năm 1937, Disney ra mắt "Snow White and the Seven Dwarfs" - bộ phim hoạt hình dài đầu tiên và thành công rực rỡ, mở ra một kỷ nguyên mới cho hoạt hình điện ảnh. Bộ phim không chỉ nổi bật về mặt nghệ thuật mà còn về khả năng thu hút khán giả, đánh dấu sự chuyển mình của hoạt hình thành một ngành công nghiệp có tính thương mại cao.

Ngoài Disney, nhiều nhà làm phim khác cũng đã có những đóng góp đáng kể. Warner Bros. đã giới thiệu những nhân vật như Bugs Bunny và Daffy Duck, tạo nên một thế giới hoạt hình đa dạng và phong phú.

Thập niên 1960-1980: Sự đa dạng hóa và thử nghiệm

Trong những thập kỷ tiếp theo, lịch sử ngành hoạt hình ghi nhận sự bắt đầu mở rộng với nhiều phong cách và thể loại khác nhau. Các nhà sản xuất như Hanna-Barbera đã tạo ra nhiều chương trình truyền hình nổi tiếng, như "The Flintstones" và "Scooby-Doo". Hoạt hình không còn chỉ là những bộ phim dành cho trẻ em mà bắt đầu khai thác nhiều chủ đề dành cho nhiều đối tượng hơn.

Năm 1988, "Akira" - một bộ phim hoạt hình Nhật Bản đã gây chấn động toàn cầu với hình ảnh và câu chuyện sâu sắc. Đây cũng là thời điểm hoạt hình Nhật Bản (anime) bắt đầu thu hút sự chú ý từ khán giả toàn cầu, đặc biệt là khán giả phương Tây. Các bộ phim anime không chỉ đơn thuần là hoạt hình mà còn mang theo nhiều yếu tố văn hóa và triết lý sâu sắc.

"Akira" là được đạo diễn bởi Katsuhiro Otomo, dựa trên manga cùng tên do chính ông sáng tác.

Cuối thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21: Sự chuyển mình của hoạt hình

Sự xuất hiện của công nghệ máy tính đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành hoạt hình. Pixar đã cho ra đời "Toy Story" vào năm 1995, bộ phim hoạt hình 3D đầu tiên trong lịch sử. "Toy Story" không chỉ thành công về mặt thương mại mà còn được giới phê bình đánh giá cao, mở đường cho hàng loạt bộ phim hoạt hình 3D khác.

Công nghệ máy tính không chỉ giúp cải thiện chất lượng hình ảnh mà còn mở ra khả năng sáng tạo vô tận cho các nhà làm phim. Các bộ phim như "Finding Nemo", "Shrek" và "Frozen" đã trở thành những hiện tượng toàn cầu, thu hút khán giả từ mọi lứa tuổi.

tóm lược lịch sử ngành hoạt hình

Các quốc gia dẫn đầu trong ngành hoạt hình

Nhật Bản

Nhật Bản được coi là một trong những trung tâm của ngành công nghiệp hoạt hình trên thế giới, đặc biệt là anime. Với hàng trăm hãng phim và hàng ngàn tác phẩm được sản xuất mỗi năm, Nhật Bản đã tạo ra nhiều bộ phim và chương trình truyền hình nổi tiếng toàn cầu như "Naruto", "One Piece" và "My Neighbor Totoro". Anime không chỉ thu hút khán giả trong nước mà còn có một lượng lớn fan hâm mộ quốc tế, tạo nên những dấu ấn đặc sắc trong lịch sử ngành hoạt hình thế giới.

Ngành công nghiệp anime Nhật Bản còn nổi bật với việc kết hợp nhiều thể loại và phong cách, từ hành động, lãng mạn đến khoa học viễn tưởng và kỳ ảo. Những bộ phim hoạt hình Nhật Bản thường mang theo nhiều thông điệp sâu sắc về văn hóa, xã hội và nhân văn.

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ cùng với Hollywood là trung tâm sản xuất phim lớn nhất thế giới, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển lịch sử ngành hoạt hình. Các hãng phim như Disney, Pixar, Warner Bros. và DreamWorks đã tạo ra nhiều bộ phim hoạt hình kinh điển và hiện đại, chẳng hạn như "The Lion King," "Toy Story," và "Shrek."

Disney, với những nhân vật mang tính biểu tượng như Mickey Mouse và công chúa Disney, đã định hình ngành công nghiệp hoạt hình suốt nhiều thập kỷ. Pixar, với công nghệ 3D tiên tiến, đã cách mạng hóa hoạt hình và thiết lập các tiêu chuẩn mới về chất lượng hình ảnh và kể chuyện.

Hàn Quốc

Trong lịch sử ngành hoạt hình, Hàn Quốc cũng đã nổi lên như một trong những quốc gia hàng đầu trong ngành công nghiệp hoạt hình, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất phim hoạt hình và chương trình truyền hình cho trẻ em. Nhiều bộ phim hoạt hình nổi tiếng được sản xuất tại Hàn Quốc đã thu hút sự chú ý của khán giả toàn cầu.

Ngoài ra, Hàn Quốc còn là nơi phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp game, với nhiều trò chơi nổi tiếng sử dụng hoạt hình như một phần quan trọng trong thiết kế nhân vật game và bối cảnh.

Châu Âu

Châu Âu với nhiều quốc gia nổi bật như Pháp, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh đều được biết đến với những bộ phim hoạt hình độc đáo và sáng tạo, thu hút khán giả nhỏ tuổi và cả gia đình. Châu Âu thường chú trọng vào việc phát triển các câu chuyện giàu tính nhân văn và nghệ thuật hình ảnh độc đáo.

Từ lịch sử ngành hoạt hình nhìn về tương lai rộng mở

Ngành công nghiệp hoạt hình đã phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ qua, trở thành một phần quan trọng trong văn hóa giải trí toàn cầu. Với sự phát triển của công nghệ, hoạt hình không chỉ giới hạn trong những bộ phim dành cho trẻ em mà còn mở rộng ra nhiều thể loại và đối tượng khán giả. Từ phim truyền hình, phim điện ảnh đến video game và quảng cáo, hoạt hình hiện diện ở khắp mọi nơi. 

Sự bùng nổ của các ứng dụng và công nghệ mới như thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) cũng đã mở ra những hướng đi mới cho ngành sáng tạo nói chung và ngành làm phim hoạt hình nói riêng. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, từ trí tuệ nhân tạo (AI) đến đồ họa 3D, các nhà làm phim trẻ đang khám phá những cách thức kể chuyện mới, kết hợp các yếu tố văn hóa và nghệ thuật khác nhau.

Rất nhiều bộ phim hoạt hình được khán giả chờ đón bởi câu chuyện ý nghĩa và tinh thần nhân văn.

Học làm phim hoạt hình chuyên nghiệp tại SAMA

Với sứ mệnh kết nối nguồn tri thức quốc tế, nâng tầm chất lượng nguồn nhân lực và tạo dựng thương hiệu Việt trong ngành hoạt hình Thế giới, SAMA hướng tới trở thành cơ sở đào tạo hàng đầu trong nền công nghiệp sản xuất phim hoạt hình tại Việt Nam.

Với chương trình đào tạo được thiết kế bài bản, kết hợp giữa học thuật và nghệ thuật,  Học viện SAMA đảm bảo sinh viên được nâng cao kỹ năng tư duy sáng tạo qua phương pháp giáo dục 3I, thành thạo kỹ năng nghề nghiệp qua trải nghiệm thực tế từ môi trường làm việc chuyên nghiệp, cam kết 100% sinh viên tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của thị trường Việt Nam.

Với chương trình học phân bổ phù hợp với 20% lý thuyết và 80% thực hành giúp sinh viên áp dụng trực tiếp kiến thức học được thành kỹ năng của bản thân mình. Nắm vững kiến thức từ lịch sử ngành hoạt hình, game đến những kiến thức thực tế như: quy trình sản xuất phim hoạt hình, kỹ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ,.... Qua quá trình quan sát và phân tích nguồn mẫu, sinh viên sẽ biết cách thực nghiệm kiến thức lý luận và luyện tập thuần thục kỹ thuật chuyên môn. Kế hoạch học tập liên tục, dựa trên cơ sở lý luận khoa học được đặt trong phạm trù chuyên môn nhất định, người học biết cách sáng tạo, phát triển ý tưởng nguyên bản mới thành những tác phẩm chất lượng cao, tối ưu nguồn lực và giảm trừ nhược điểm tốt nhất. Bên cạnh đó là sự kiên tâm trong hành trình phát triển những ý tưởng nguyên bản mới thành tác phẩm có giá trị bền vũng và được cộng đồng công nhận.

Nếu có bất kỳ câu hỏi cũng như thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với SAMA ngay hôm nay nhé!







    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    Để lại thông tin và nhận tư vấn











      zz zz 1900.886.669 zz
      zz zz 1900.886.669 zz
      1900.886.669