Phong trào nghệ thuật qua các thời đại - Tìm hiểu cơ bản về lịch sử nghệ thuật nhân loại

Nghệ thuật là một trong những nền móng xây dựng nền văn minh. Xuyên suốt chiều dài lịch sử nhân loại, chưa từng có nền văn hóa hay xã hội lớn nào từng hưng thịnh mà không có nghệ thuật. Chuẩn mực cái đẹp và giá trị nghệ thuật không ngừng thay đổi, chịu tác động từ biến đổi thất thường của thời đại, trào lưu, thái độ và sự xuất hiện của các công nghệ và chất liệu mới. Trong bài viết này, hãy cùng SAMA điểm qua những đặc trưng nổi bật của các phong trào nghệ thuật từ tiền sử đến hiện đại. 

Nghệ thuật thời tiền sử và cổ đại (trước 3000 năm TCN - thế kỷ 5) 

Nghệ thuật thời tiền sử chủ yếu được tìm thấy qua các hình vẽ trên vách đá, tượng nhỏ và đồ trang sức. Các tác phẩm này thường thể hiện những nghi thức thờ cúng và hoạt động trong cuộc sống thường ngày. Những bức tranh hang động như tại Lascaux (Pháp) và Altamira (Tây Ban Nha) thể hiện cảnh săn bắn và cuộc sống của người tiền sử. Chúng không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn giúp các nhà khoa học làm sáng tỏ về cách sống và niềm tin của người xưa, tạo nên dòng chảy đầu tiên của lịch sử nghệ thuật nhân loại.

Mô hình đầu phụ nữ chạm trổ bằng ngà voi ma mút được khai quật tại một di chỉ ở Dolní Věstonice, Cộng hòa Séc

Khi bước vào thời kỳ cổ đại, các phong trào nghệ thuật phong phú và đa dạng hơn. Các nền văn minh như Ai Cập, Hy Lạp và La Mã để lại dấu ấn sâu sắc, gắn liền với các tín ngưỡng tôn giáo, sùng bái mặt trời, tôn thờ người chết hoặc phép thần linh. 

Nghệ thuật Ai Cập nổi bật với những bức tượng vĩ đại, hoành tráng và lộng lẫy. Kiến trúc đền thờ, nghệ thuật mộ táng mang tính biểu tượng cao, phản ánh quyền lực của giới quý tộc. Nền văn minh nghệ thuật này được các nhà khoa học và nhà nghệ thuật ngày nay coi là một trong những nền văn minh vĩ đại của lịch sử nghệ thuật nhân loại đã từng tồn tại.

Đại Nhân Sư Giza ( trước 2530 TCN) - một tác phẩm điêu khắc khổng lồ thời Ai Cập cổ đại.

Trong thời kỳ tương đối ngắn từ năm 510 đến năm 323 TCN, văn minh Hy lạp đã thiết lập quy ước cho tất cả các môn nghệ thuật, đặt ra chuẩn mực mà người sau gọi là “cổ điển”. Kịch, nhạc, điêu khắc… đều phát triển nở rộ tạo nên những phong trào nghệ thuật đầu tiên của lịch sử nhân loại. Nhiều nhà điêu khắc bắt đầu khắc họa người thật và nhân vật thần thoại với đường nét mềm mại và chân thật hơn. Những tác phẩm như tượng thần Zeus và Parthenon cũng tập trung vào vẻ đẹp lý tưởng và sự hoàn hảo của con người.

Tượng thần Zeus ở Olympia (Hy Lạp) – một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại.

Tiếp nối những giá trị nghệ thuật của Hy Lạp, người La Mã cổ đại đã để lại những công trình và tác phẩm để đời. Các tác phẩm nghệ thuật La Mã thể hiện sự vĩ đại của đế chế, tôn vinh chiến công của các bậc quân chủ.

Tượng Marcus Aurelius cưỡi ngựa - hiện vật độc đáo của thời cổ đại La Mã ở Bảo tàng Capitoline, Rome.
Bạn đọc quan tới dòng chảy lịch sử nghệ thuật nhân loại, có thể tham khảo thêm: Lịch sử phim hoạt hình

Các phong trào nghệ thuật thời Trung cổ (thế kỷ 5 - thế kỷ 15)

Thời kỳ Trung cổ rơi vào khoảng giữa sự suy tàn của Đế quốc La Mã ở thế kỷ 5 và sự ra đời phong trào phục hưng ở thế kỷ 14, đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của nghệ thuật châu Âu. Phong trào nghệ thuật thời kỳ này chủ yếu phục vụ cho Giáo hội Công giáo, phản ánh các giá trị tôn giáo và tín ngưỡng. Đặc điểm chung nằm ở sự ưa chuộng chất liệu lộng lẫy, giá trị cao.

Nghệ thuật Trung cổ vô cùng đa dạng, có thể chia làm nhiều giai đoạn hoặc phong cách đặc thù, đáng chú ý là Carolingian, Ottonian, Romanesque, Gothic.

Phong trào nghệ thuật Carolingian (cuối thế kỷ 8 – đầu thế kỷ 10)

Nghệ thuật Carolingian phát triển dưới triều đại của Hoàng đế Charlemagne và đế chế Carolingian. Đây là giai đoạn phục hưng văn hóa, kết hợp tinh hoa của nghệ thuật La Mã cổ đại với các yếu tố bản địa của châu Âu. Carolingian không chỉ định hình nghệ thuật tôn giáo mà còn để lại di sản quan trọng cho phong trào nghệ thuật châu Âu trong suốt thời Trung Cổ, ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách Romanesque và Gothic sau này.

Phong trào nghệ thuật Carolingian (cuối thế kỷ 8 – đầu thế kỷ 10)

Phong trào nghệ thuật Gothic, với các nhà thờ lớn như Notre-Dame ở Paris (Nhà thờ Đức Bà Paris), nổi bật với các cửa sổ kính màu, họa tiết tinh xảo và cấu trúc cao vút.

Thiết kế độc đáo bên trong nhà thờ Đức Bà Paris

Các bức tranh tôn giáo, tượng thánh, và các tác phẩm điêu khắc được sáng tạo với mục đích truyền đạt các câu chuyện tôn giáo và tạo cảm hứng cho tín đồ. Nghệ thuật trung cổ cũng chứng kiến sự phát triển của các bản thảo minh họa, thường được thực hiện bởi các thầy tu trong các tu viện, với những hình ảnh chi tiết và màu sắc rực rỡ.

Phong trào nghệ thuật Phục hưng và Trường phái kiểu cách

Phong trào nghệ thuật Phục hưng (thế kỷ 14 đến 17) là một trong những bước ngoặt quan trọng trong lịch sử nghệ thuật. Đây là thời kỳ “tái sinh” của văn hóa cổ điển, với sự chú trọng vào con người và thế giới xung quanh. Nghệ sĩ như Leonardo da Vinci, Michelangelo và Raphael đã khai thác tối đa các nguyên tắc của tỷ lệ, ánh sáng và bóng tối để tạo ra những tác phẩm đầy sức sống và cảm xúc.

Trường phái kiểu cách (Mannerism) xuất hiện sau Phục hưng, đặc trưng bởi sự biến tấu hình thức và không gian. Các nghệ sĩ kiểu cách như Parmigianino và El Greco đã thách thức các quy tắc truyền thống, tạo ra những tác phẩm mang tính chất siêu thực và phức tạp.

Tác phẩm Parmigianino, “Madonna with Long Neck,” 1534-1540 thuộc trường phái kiểu cách

Bản chất của trường phái Kiểu cách chính là cường điệu hóa. Được tiên phong bởi họa sĩ người Ý Parmigianino, các họa sĩ phái Kiểu cách bác bỏ lối vẽ với tỉ lệ chính xác, thay vào đó, họ diễn tả cơ thể con người được kéo dài chân tay và uốn cong trong một cử động mạnh. Kỹ thuật này phản ánh bước tiến của hội họa và gia tăng nét đặc sắc cho tác phẩm.

Phong Cách Baroque đến Trường Phái Tân Cổ Điển

Thế kỷ 17 và 18 chứng kiến sự xuất hiện của phong cách Baroque, nổi bật với sự hoành tráng và kịch tính. Nghệ thuật Baroque thường sử dụng ánh sáng mạnh, màu sắc rực rỡ và cảm xúc mãnh liệt. Nghệ sĩ như Caravaggio và Bernini đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đầy cảm hứng, từ bức tranh đến kiến trúc, thu hút người xem bằng sự sống động và phong phú.

Trường phái tân cổ điển (Neoclassicism) phát triển vào thế kỷ 18, phản ánh sự trở lại với các giá trị cổ điển. Các nghệ sĩ như Jacques-Louis David đã lấy cảm hứng từ nghệ thuật Hy Lạp và La Mã, tạo ra những tác phẩm thể hiện lý tưởng về đạo đức và nhân văn. Trường phái này tập trung vào sự đơn giản, cân đối và hài hòa, trái ngược với sự phức tạp của Baroque.

Phong Cách Baroque đến Trường Phái Tân Cổ Điển

Chủ Nghĩa Lãng Mạn đến Chủ Nghĩa Tượng Trưng

Chủ nghĩa lãng mạn (Romanticism) xuất hiện vào đầu thế kỷ 19, phản ánh sự khát khao tự do, cá nhân và cảm xúc. Nghệ sĩ như Eugène Delacroix và Caspar David Friedrich đã tạo ra những tác phẩm thể hiện nỗi buồn, sự mộng mơ và vẻ đẹp của thiên nhiên. Nghệ thuật lãng mạn thường tập trung vào cảm xúc mạnh mẽ và những chủ đề huyền bí, phản ánh sự phản kháng chống lại lý trí và quy luật.

Chủ nghĩa tượng trưng (Symbolism) phát triển sau đó, nhấn mạnh vào việc sử dụng hình ảnh và biểu tượng để thể hiện cảm xúc và ý tưởng. Các nghệ sĩ như Gustave Moreau và Odilon Redon đã khám phá các chủ đề tâm linh, huyền bí và bản chất con người thông qua các hình ảnh trừu tượng và biểu tượng đa nghĩa.

Chủ Nghĩa Lãng Mạn đến Chủ Nghĩa Tượng Trưng

Phong cách nghệ thuật hiện đại từ sau Thế kỷ 20

Thế kỷ 20 là thời kỳ của sự bùng nổ trong nghệ thuật hiện đại, với nhiều phong trào mới xuất hiện như chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa ấn tượng, chủ nghĩa lập thể và nghệ thuật trừu tượng. Nghệ sĩ như Pablo Picasso, Vincent van Gogh và Wassily Kandinsky đã phá vỡ các quy tắc truyền thống, khám phá những cách thể hiện mới về màu sắc, hình thức và cảm xúc.

Nghệ thuật trừu tượng với tác phẩm của Pablo Picasso

Phong trào nghệ thuật hiện đại không chỉ dừng lại ở việc thể hiện thực tại mà còn khám phá các khía cạnh sâu sắc hơn của tâm lý con người. Nhiều nghệ sĩ đã thử nghiệm với các chất liệu và hình thức mới, từ hội họa đến điêu khắc, từ nghệ thuật sắp đặt đến nghệ thuật trình diễn.

Từ thời tiền sử đến hiện đại, lịch sử nghệ thuật nhân loại đã trải qua nhiều phong trào và biến đổi phong phú, mỗi giai đoạn đều mang trong mình những giá trị và triết lý riêng. Những phong trào này không chỉ phản ánh sự phát triển của nghệ thuật mà còn thể hiện sự thay đổi trong tư tưởng và cảm xúc của con người qua từng thời kỳ. Nghệ thuật, với sức mạnh biểu đạt của nó, tiếp tục là một phần quan trọng trong việc hiểu và khám phá con người và xã hội.

Để tìm hiểu sâu hơn về các phong trào nghệ thuật trên thế giới cũng như về dòng chảy nghệ thuật nhân loại, các bạn có thể tìm đọc cuốn sách “Nghệ thuật - Khái lược những tư tưởng lớn” bên dưới nha!

Giới thiệu sách Nghệ Thuật - Khái Lược Những Tư Tưởng Lớn có tại thư viện SAMA

Nếu có bất kỳ câu hỏi cũng như thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với SAMA ngay hôm nay nhé!







    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    Để lại thông tin và nhận tư vấn











      zz zz 1900.886.669 zz
      zz zz 1900.886.669 zz
      1900.886.669