Quy trình sản xuất game: Bí mật làm nên tựa game thành công 

Để trở thành một Game Artist xuất sắc, việc nắm vững quy trình sản xuất game và hiểu biết về các vị trí quan trọng trong lĩnh vực Game Art là điều cần thiết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết từng giai đoạn trong quy trình sản xuất game, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách một trò chơi được tạo ra và hoàn thiện trước khi đến tay người chơi.

Sản xuất game là gì? Quy trình sản xuất game gồm mấy bước? 

Sản xuất game có thể được hiểu đơn giản là quá trình sáng tạo, thiết kế và phát triển các trò chơi hấp dẫn trên nhiều nền tảng như điện thoại di động và mạng Internet. Quy trình sản xuất game là một chuỗi các bước liên tục, từ việc biến ý tưởng thành hiện thực cho đến việc đảm bảo trò chơi hoạt động hiệu quả trên các nền tảng mục tiêu.

Quy trình sản xuất game thường gồm 3 giai đoạn:

  •  Giai đoạn tiền kỳ
  • Giai đoạn sản xuất
  • Giai đoạn hậu kỳ 
Quy trình sản xuất game bao gồm nhiều bước khác nhau
Quy trình sản xuất game bao gồm nhiều bước khác nhau

3 giai đoạn chính trong quy trình sản xuất game 

Pre-Production: Giai đoạn tiền kỳ trong quy trình sản xuất game 

Giai đoạn tiền kỳ trong quy trình sản xuất game là giai đoạn quan trọng để thiết lập nền tảng cho toàn bộ quá trình phát triển trò chơi. Đây là thời điểm các yếu tố cơ bản của trò chơi được hình thành và quyết định. Tổng hợp giai đoạn tiền kỳ bao gồm các bước chính sau:

  • Thống nhất và hoàn thiện ý tưởng Game: bao gồm việc quyết định đối tượng người chơi, thể loại trò chơi (như kinh dị, sử thi, viễn tưởng), và câu chuyện chính của trò chơi.
  • Xác định nhân vật và bối cảnh: Lập kế hoạch cho các nhân vật dự kiến, bối cảnh và môi trường của trò chơi. Điều này giúp hình dung rõ ràng về thế giới của trò chơi và các yếu tố sẽ xuất hiện trong đó.
  • Định nghĩa luật chơi và thử thách: Xác định luật chơi, cơ chế hoạt động của trò chơi, các thử thách mà người chơi sẽ gặp phải, và mục tiêu cần đạt được trong trò chơi.
  • Xác định phong cách nghệ thuật: Quyết định phong cách nghệ thuật chính cho trò chơi, bao gồm thiết kế các nhân vật, bối cảnh, và giao diện của trò chơi. Điều này sẽ định hình cách trò chơi trông như thế nào và cảm giác mà nó mang lại cho người chơi.
  • Chọn hình thức và thiết bị chơi: Quyết định về hình thức trò chơi (như trò chơi điện tử, trò chơi di động, hoặc trò chơi trên web) và thiết bị mà trò chơi sẽ được phát hành (như PC, console, hay thiết bị di động).
  • Lập kế hoạch chi tiết: Xây dựng kế hoạch chi tiết cho toàn bộ quá trình sản xuất và hậu kỳ của trò chơi, bao gồm mốc thời gian và ngân sách cụ thể.

Trong giai đoạn tiền kỳ của quy trình sản xuất game, Concept Artist đóng vai trò quan trọng. Họ không chỉ phát triển ý tưởng và khởi xướng các kế hoạch mà còn tạo ra bản mô tả đầy đủ và kế hoạch triển khai cho trò chơi. 

Mọi tựa game đều bắt nguồn từ ý tưởng. Việc xây dựng cốt truyện hấp dẫn sẽ là mấu chốt quan trọng để giữ chân người chơi.

Production: Giai đoạn sản xuất

Giai đoạn sản xuất trong quy trình sản xuất game là lúc ý tưởng từ giai đoạn tiền kỳ được hiện thực hóa thành một sản phẩm hoàn chỉnh và có thể chơi được. Tổng hợp giai đoạn sản xuất trong quy trình sản xuất game bao gồm các bước chính sau:

Thiết kế và Tạo Hình:

Đầu tiên, các Concept Artist sẽ tạo ra các bản thiết kế chi tiết về nhân vật, bối cảnh và các đối tượng trong trò chơi dựa trên ý tưởng từ giai đoạn tiền kỳ. Những bản vẽ này sẽ giúp hình dung rõ hơn về thế giới game.

Tiếp theo, các 2D/3D Artist sẽ chuyển các thiết kế này thành các mô hình đồ họa cụ thể trên phần mềm máy tính. Họ tạo ra hình ảnh và mô hình của các nhân vật, bối cảnh và vật thể khác mà người chơi sẽ thấy trong game. Animation Artist sẽ đảm nhận việc tạo chuyển động cho các đối tượng, đảm bảo rằng các hoạt động và tương tác trong game diễn ra một cách mượt mà và tự nhiên.

Tham khảo thêm: Quy trình sản xuất 3D

Lập Trình và Phát Triển:

Ở giai đoạn này của quy trình sản xuất game, đội ngũ lập trình viên sẽ bắt tay vào việc viết mã nguồn để xây dựng các cơ chế hoạt động của trò chơi, từ quy tắc chơi đến trí tuệ nhân tạo (AI) và các tính năng tương tác, đảm bảo rằng trò chơi có thể hoạt động trơn tru trên các nền tảng mục tiêu.

Lập trình và phát triển game của quy trình sản xuất game

Kiểm Thử và Tinh Chỉnh:

Nhóm kiểm thử (Game Tester) sẽ thực hiện các bài kiểm tra trò chơi để phát hiện và ghi lại các lỗi, vấn đề về hiệu suất, và các khía cạnh cần cải thiện. Họ sẽ chơi thử trò chơi trên nhiều thiết bị và cấu hình khác nhau để đảm bảo rằng tất cả các tính năng hoạt động đúng như mong đợi. 

Tinh Chỉnh và Hoàn Thiện:

Dựa trên các kết quả từ giai đoạn kiểm thử, đội ngũ phát triển sẽ thực hiện các chỉnh sửa và tinh chỉnh cuối cùng. Điều này có thể bao gồm việc tối ưu hóa mã nguồn, cải thiện đồ họa và âm thanh, bổ sung tính năng, và đảm bảo rằng trò chơi đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. 

Chuẩn Bị Phát Hành:

Khi trò chơi đã được hoàn thiện và kiểm tra kỹ lưỡng, bước cuối cùng trong quy trình sản xuất game là chuẩn bị cho phát hành. Điều này bao gồm việc tạo các bản sao trò chơi cho các nền tảng phát hành, chuẩn bị tài liệu marketing và hướng dẫn sử dụng, cũng như thiết lập các kênh phân phối.

Hiểu rõ quy trình thiết kế một đối tượng trong game

Post – Production: Giai đoạn hậu kỳ

Giai đoạn hậu kỳ là giai đoạn cuối cùng trong quy trình phát triển game, tập trung vào việc phát hành và quảng bá trò chơi. Nhiệm vụ chính của giai đoạn hậu kỳ là đảm bảo rằng trò chơi được giới thiệu đến người chơi một cách hiệu quả nhất.

Trong giai đoạn hậu kỳ của quy trình sản xuất game, mặc dù trò chơi đã được hoàn thiện, nhưng nó vẫn có thể tiếp tục được cải thiện dựa trên phản hồi của người chơi. Một chiến lược phát hành phổ biến là cung cấp các bản dùng thử hoặc phiên bản beta cho phép người chơi trải nghiệm trước khi phát hành chính thức.

Quy trình sản xuất game: Các vị trí không thể thiếu

Quy trình sản xuất game hoàn chỉnh yêu cầu nhiều vị trí, từ Game Art đến Game Developer, Game Tester, Marketing…. Trong đó, các vị trí trong mảng Game Art đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là các vị trí chủ chốt trong lĩnh vực Game Art:

Vai trò của Concept Artist trong quy trình sản xuất game
  • Concept Artist: là người lên bản vẽ thiết kế nhân vật, bối cảnh, hình thành nên giao diện ban đầu và hoàn chỉnh của trò chơi.
  • 3D Modeler: 3D Modeler sử dụng các phần mềm dựng hình 3D như ZBrush, Maya, và 3Ds Max để tạo ra các mô hình 3D cho nhân vật, môi trường, vật phẩm, xe cộ, và vũ khí. 
  • 2D/3D Texture Artist: 2D/3D Texture Artist tạo chất liệu và tô màu cho các mô hình 3D, biến những hình khối màu xám ban đầu thành các mô hình sống động và chi tiết. 
  • Rigger: Rigger thực hiện quá trình gắn xương cho các nhân vật và đồ vật cần chuyển động trong game. Nhờ vậy, các đối tượng có thể chuyển động theo ý muốn, công việc này có liên quan chặt chẽ đến giai đoạn Animation.
  • Animator: Animator là những người điều khiển bảng hệ thống khung xương do các Rigger thiết lập. Họ tạo ra các chuỗi chuyển động cho nhân vật, từ các hành động cơ bản như đi, đứng, chạy đến các biểu cảm cảm xúc như vui vẻ, đau buồn, hay mệt mỏi. 
  • Lighting Artist: Sau khi các mô hình 3D đã hoàn thiện về hình dạng, màu sắc và khả năng chuyển động, Lighting Artist thêm các chi tiết ánh sáng vào môi trường game. 
  • VFX Artist: VFX Artist đảm nhiệm việc thêm các hiệu ứng đặc biệt như khói, nước, vụ nổ hoặc siêu năng lực của nhân vật vào trò chơi.
Trợ giảng hỗ trợ các bạn sinh viên thực hành trong lớp học thử

Tóm lại, quy trình sản xuất game là một chuỗi công việc phức tạp và đa dạng, từ việc phát triển ý tưởng ban đầu đến khi trò chơi được phát hành và quảng bá. Hiện tại, ngành công nghiệp sản xuất game đang không ngừng phát triển, tạo ra cơ hội sự nghiệp rộng mở với mức thu nhập hấp dẫn cho những trái tim nhiệt huyết và sáng tạo. Tất cả những gì bạn cần làm là xác định đúng mục tiêu và lựa chọn cơ sở đào tạo uy tín để bắt đầu hành trình của mình. 

Sconnect Academy Of Media Arts - Lựa chọn hàng đầu cho ngành thiết kế game

Sconnect Academy Of Media Arts (SAMA) là học viện tiên phong tại Việt Nam trong đào tạo hoạt hình và thiết kế game. Với sứ mệnh kết nối tri thức quốc tế, SAMA tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần đưa thương hiệu Việt vươn xa trên thị trường toàn cầu.

Tại SAMA, sinh viên không chỉ nhận được kiến thức chuyên môn mà còn phát triển kỹ năng mềm cần thiết. Các chương trình đào tạo đa dạng giúp sinh viên tiếp cận thực tế, tham gia vào các dự án hoạt hình và game, đồng thời nâng cao khả năng làm việc nhóm và quản lý thời gian. Tốt nghiệp từ SAMA không chỉ giúp tạo ra portfolio ấn tượng mà còn tăng cơ hội thực tập và việc làm tại các doanh nghiệp uy tín.

Với môi trường học tập hiện đại, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và sự hỗ trợ từ hội đồng học thuật quốc tế, SAMA đảm bảo sinh viên sẽ có nền tảng vững chắc và nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp. Để biết thêm thông tin về khoa Game SAMA, vui lòng truy cập website https://tuyensinh.sconnect.edu.vn/khoagameart hoặc liên hệ hotline 1900.886.669.

Nếu có bất kỳ câu hỏi cũng như thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với SAMA ngay hôm nay nhé!







    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    Để lại thông tin và nhận tư vấn











      zz zz 1900.886.669 zz
      zz zz 1900.886.669 zz
      1900.886.669