Văn Hóa - Nghề đạo diễn hoạt hình: Cung không đủ cầu
https://baovanhoa.vn/dien-anh/nghe-dao-dien-hoat-hinh-cung-khong-du-cau-72790.html

VHO - Ngành hoạt hình đang cho thấy bước phát triển vượt bậc trong vài năm trở lại đây, tuy nhiên sự khan hiếm đạo diễn làm phim là một trong những trở ngại lớn nếu muốn vươn xa hơn nữa.

Đạo diễn phim là một nghề không còn xa lạ nhưng đạo diễn phim hoạt hình lại là vị trí đặc biệt, có những yêu cầu mang tính đặc thù hơn. Câu hỏi được đặt ra là thực tế tại Việt Nam có đào tạo nhóm ngành Đạo diễn hoạt hình không và chân dung về họ như thế nào?

Khoảng trống trong đào tạo chính quy

Theo thống kê từ Bộ GD & ĐT, trước năm 2023, tại Việt Nam có 7 Đại học và trường Đại học đào tạo chuyên ngành Đạo diễn, tuy nhiên không có bất cứ một đơn vị giáo dục nào đào tạo ngành Đạo diễn hoạt hình.

Hoạt hình Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên toàn thế giới

Trong khi đó, Đạo diễn hoạt hình là một ngành nghề phổ biến trên thế giới đặc biệt là các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... Chuyên ngành đòi hỏi người học không chỉ về kiến thức nghệ thuật nền tảng mà còn cần bổ sung kiến thức chuyên môn về kỹ thuật sáng tạo.

Khái niệm về ngành nghề này đã được ứng dụng nhiều trong quy trình sản xuất phim hoạt hình nổi tiếng trên thế giới, các nhân vật tiêu biểu có thể kể đến như: Hayao Miyazaki - nhà đồng sáng lập của Studio Ghibli, đạo diễn của các bộ phim nổi tiếng như: Howl’s Moving Castle, My Neighbor Totoro hay đặc biệt là Spirited Away - tác phẩm từng giành giải Oscar tại hạng mục "Phim hoạt hình hay nhất"; Isao Takahata - đạo diễn bộ phim lấy đi nhiều nước mắt Mộ đom đóm; Hosoda Mamoru - đạo diễn các phim Cô gái vượt thời gian, Cuộc chiến mùa hè, Mirai, Đứa con của sói, Belle...

Việt Nam hiện nay chỉ có Chuyên ngành Đạo diễn điện ảnh - Truyền hình xét tuyển tổ hợp môn: Văn, kiến thức chuyên ngành (vấn đáp); xem phim và viết bài bình luận. Mỗi khoá sẽ học theo 4 kỳ tương ứng với các kiến thức: Giáo dục đại cương, Cơ sở ngành, Chuyên ngành và Thực tập làm phim tốt nghiệp.

Học Đạo diễn điện ảnh có làm được Đạo diễn hoạt hình?

Trao đổi với báo giới, đạo diễn Võ Thanh Hoà bày tỏ quan điểm về tố chất cần có của người làm nghề này: “Bạn cần kiến thức nền tốt, nắm rõ câu chuyện mới chuyển tải được thông tin. Sau đó là kỹ năng nói, thuyết phục, diễn giải tốt”.

Khi bàn luận sâu hơn về đạo diễn hoạt hình, bà Vũ Thương, Giám đốc Học viện đào tạo hoạt hình Quốc tế Sconnect (Học viện Sconnect) chia sẻ: Đối với những người đạo diễn hoạt hình, chỉ học ngôn ngữ hình ảnh và các kiến thức về góc máy giải phẫu học, mỹ thuật nền tảng thôi chưa đủ. Các bạn cần có kiến thức về 2D, 3D, về nguyên lý diễn hoạt và kỹ thuật trong làm phim hoạt hình. Các bạn không bắt buộc phải trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó nhưng tối thiểu phải hiểu những người làm chuyên môn đó đang làm gì. Đây là yếu tố quyết định bạn có phải một đạo diễn hoạt hình tài năng hay không".

Bộ ba nhà sản xuất của phim Trạng Quỳnh thời nhí nhố

Chia sẻ về vấn đề này, trong sự kiện Watch-Talk diễn ra vào tháng 11.2023 do Học viện Sconnect tổ chức, Đạo diễn hoạt hình Trịnh Lâm Tùng đã bày tỏ quan điểm: “Nếu trong phim điện ảnh, người đạo diễn làm việc cùng diễn viên, cùng máy quay hình thì với người đạo diễn hoạt hình làm việc với các frame hình ảnh được thực hiện chuyển động bằng công nghệ kỹ thuật khác nhau”.

“Sự khác biệt này đòi hỏi người đạo diễn không chỉ cần tư duy hình ảnh, ngôn ngữ hình ảnh mà còn cần hiểu về công nghệ hoạt hình, nguyên lý diễn hoạt và những kiến thức chuyên sâu trong từng mảng của quy trình làm phim hoạt hình. Hay nói cách khác, người đạo diễn hoạt hình cần “đa di năng" và thâm nhập sâu hơn trong mọi bước để làm nên một bộ phim hoạt hình hoàn chỉnh”, vị đạo diễn nhấn mạnh.

Tuy nhiên trên thực tế, ngành Đạo diễn hoạt hình tại Việt Nam không có đơn vị đào tạo chính quy. Vào năm 2024, Học viện Sconnect lần đầu tiên công bố chương trình đào tạo Đạo diễn hoạt hình tại Việt Nam - mở ra cơ hội rộng lớn dành cho những nhà đạo diễn hoạt hình tiềm năng trong tương lai.

Chương trình học dự kiến có 4 kỳ và 1 kỳ bổ sung, bao gồm đầy đủ kiến thức nền tảng về mỹ thuật, tư duy hình ảnh, ngôn ngữ hình ảnh, các kiến thức chuyên môn về 2D, 3D, kiến thức chuyên ngành về chỉ đạo sản xuất hoạt hình. Ngoài ra, trong hệ đào tạo của Học viện Sconnect, sinh viên được tự tay làm nên bộ phim hoạt hình của riêng mình và có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp lớn trong ngành sau khi tốt nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *







    CÁC TIN TỨC KHÁC

    TIN BÁO CHÍ GẦN ĐÂY

    Xem thêm

    SỰ KIỆN GẦN ĐÂY

    Xem thêm
    zz zz 1900.886.669 zz
    zz zz 1900.886.669 zz
    1900.886.669