VNMedia - Từ Game designer đến Trưởng khoa Game của trường học đào tạo hoạt hình

Bắt đầu hành trình theo đuổi giấc mơ nghệ thuật từ rất sớm, giảng viên Nguyễn Đức Chí - Trưởng Khoa Game tại Sconnect Academy of Media Arts (SAMA) đã định hình được hướng đi của bản thân từ những năm đầu bậc THCS.

Vào những năm 2000, mỹ thuật dường như chỉ là một bộ môn trong chương trình đào tạo chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các lớp học thêm năng khiếu hội họa phần lớn dành cho học sinh có nhu cầu thi vào các trường đại học về kiến trúc hoặc đáp ứng sở thích vẽ tranh của các bạn nhỏ. Nhưng đối với thầy Chí, vẽ - hay nói rộng hơn là nghệ thuật - đã vượt ra khỏi ranh giới của một môn học, đó là đam mê, là giấc mơ thầy mong muốn theo đuổi.

Giảng viên Nguyễn Đức Chí cho hay, hành trình theo đuổi sự nghiệp của anh có thể nói là khá phức tạp. “Tôi xác định được sở thích cá nhân từ những năm đầu THCS, thời điểm đó, tôi thường tham gia những lớp học năng khiếu, các cuộc thi vẽ tranh trong trường và các cấp cao hơn. Lúc này, gia đình vẫn nghĩ rằng vẽ là sở thích của tôi và sẽ sớm thay đổi khi lớn lên”.

Thầy Chí ( bên trái ảnh) chia sẻ về hành trình theo đuổi đam mê trong chương trình hướng nghiệp

Tuy nhiên, đến những năm cuối THPT, khi thầy Nguyễn Đức Chí quyết định thi vào trường Đại học Mỹ thuật thì gia đình cũng tác động đến tôi. Thời điểm đó, ngành vẽ còn mơ hồ trong mắt nhiều phụ huynh, tương lai và sự phát triển chưa đủ lớn để các bậc cha mẹ sẵn sàng khuyến khích con cái theo học. Đó cũng là khoảng thời gian đấu tranh tư tưởng lớn giữa tôi và gia đình, theo đam mê hay chọn theo xu thế?

“Sau cùng, đam mê trong tôi lớn hơn những định kiến đương thời. Nhưng để nói cơ duyên với ngành Game thì phải đến những năm giữa đại học, lúc cần kỹ năng phụ trợ cho các đồ án tại trường tôi mới bắt đầu học Modelings - bộ môn đầu tiên giúp tôi đến với ngành Game như hiện tại” - thầy Nguyễn Đức Chí chia sẻ.

Theo thầy Nguyễn Đức Chí, Game là ngành đòi hỏi sự bền bỉ, tỉ mỉ và khả năng quan sát. Để hoàn thiện một chỏm tóc nhỏ của nhân vật, bạn có thể phải mất hàng tiếng đồng hồ để chải chuốt cho từng sợi tóc. Nếu chỉ có niềm thích thú nhất thời và cả thèm chóng chán thì sẽ khó “sống bền" với nghề.

Không những thế, Game Designer phải có tính hiếu kỳ và yêu thích những trải nghiệm mới. Sự nhanh nhạy với công nghệ, khám phá điều mới mẻ sẽ là yếu tố giúp bạn luôn làm mới bản thân, để những nét vẽ không bị dập khuôn, nhàm chán.

Một sản phẩm đồ hoạ để hoàn thiện có thể cần rất nhiều thời gian và sự tập trung, nhưng một hành trình theo đuổi đam mê dài đằng đẵng thì cần nhiều hơn sự tập trung - đó là nhiệt huyết và lòng kiên trì. Kiên tâm với định hướng của bản thân, tự hào với những điều mình đang làm và sẵn sàng nỗ lực hơn mỗi ngày vì lý tưởng theo đuổi.

“Trước đây, khi còn hoạt động trong các doanh nghiệp, tôi vẫn thường hướng dẫn cho các bạn nhân viên mới, cũng có những lớp học thêm 1-1 cùng một số bạn trẻ qua lời nhờ vả của bạn bè. Từ đó, tôi nhận thấy mình cũng có khả năng sư phạm. Tôi bắt đầu suy nghĩ về việc mở lớp cá nhân, thấy vui khi học trò của mình có sản phẩm tốt. Lâu dần tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc bên trong niềm vui hay thành công của học trò. Tự hào trước những sản phẩm chất lượng được cộng đồng đồ hoạ công nhận. Lúc này tôi nhận thấy mình cần lan tỏa giá trị tri thức nhiều hơn nữa, mang những kiến thức tích luỹ lâu năm của mình truyền lại cho những thế hệ học viên trẻ hơn, giúp các bạn phát hiện sớm tiềm năng của bản thân và phát triển tiềm năng đó một cách đúng đắn nhất” - Giảng viên Nguyễn Đức Chí cho hay.

Thầy Nguyễn Đức Chí hướng dẫn các bạn nhỏ trải nghiệm công nghệ làm hoạt hình 3D

“Tôi đã từng mất nhiều thời gian để tìm kiếm được sự nghiệp của riêng mình, bởi vì không có sự định hướng từ những thế hệ đi trước. Nhưng, tôi của hiện tại thì có thể - đấy là mong muốn của cá nhân tôi. Mong muốn đó vô hình chung cũng là triết lý giáo dục của SAMA - Định hướng ngành nghề giúp khai phóng tiềm năng, rèn luyện khả năng sáng tạo để xây dựng giá trị “độc bản" dành cho chính sự nghiệp của các bạn trẻ” - Trưởng Khoa Game - Thầy Nguyễn Đức Chí nói.

Theo thầy Nguyễn Đức Chí, trên hành trình chinh phục giấc mơ hoạt hình, cũng sẽ có những nốt trầm khiến chúng ta chùn bước và giảm đi nhiệt huyết, nhưng sự bền bỉ sẽ giúp vực lại tinh thần, tiếp tục phấn đấu. Bạn có thể đi chậm hơn, miễn là không dừng lại!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *







    CÁC TIN TỨC KHÁC

    TIN BÁO CHÍ GẦN ĐÂY

    Xem thêm

    SỰ KIỆN GẦN ĐÂY

    Xem thêm
    zz zz 1900.886.669 zz
    zz zz 1900.886.669 zz
    1900.886.669